Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) tháng 9
Thông tin cảnh báo của các nước thành viên WTO
GHI
NHÃN THỰC PHẨM BAO GÓI SẴN
Ngày 05/08/2014, Cơ
quan quản lý thuốc và thực phẩm, Bộ Y tế Philippines có thông báo G/TBT/N/ PHL/183 về Dự
thảo Sắc lệnh quản lý hành chính – Sửa đổi quy chuẩn quản lý ghi nhãn thực phẩm
bao gói sẵn, chỉnh sửa một số điều khoản của Sắc lệnh quản lý hành chính số
88-B năm 1984 và các quy định, quy chuẩn liên quan đến ghi nhãn thực phẩm bao
gói sẵn được phân phối trên thị trường Phillipines. Với mục tiêu xây dựng hệ thống quản lý thuốc và thực
phẩm phù hợp trong bối cảnh thương mại đối với thực phẩm bao gói sẵn ngày càng
tăng, những sửa đổi này được thực hiện giúp đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống
kiểm soát an toàn thực phẩm cho quốc gia. Mục đích của quy định mới này
là thông tin cho người tiêu dùng về thực phẩm họ sử dụng thông qua nhãn hàng
hóa. Quy định mới này sẽ có hiệu lực ngay khi được thông qua và luân chuyển
trên Công báo chính thức.
Mã thông báo: G/TBT/N/ PHL/183
SẢN
PHẨM VỆ SINH
Ngày 08/08/2014, Cục Giám sát y tế Brazil (ANVISA) có thông báo G/TBT/N/ BRA/600
- Dự thảo Nghị định số 49 ngày
21 tháng 7 năm 2014 về quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm vệ sinh được
phân loại là Clo. Dự thảo
Nghị định xây dựng các yêu cầu tối thiểu đối với việc đăng ký lưu hành các sản
phẩm vệ sinh được phân loại là Clo, đưa ra định nghĩa, các đặc tính
chung và các hoạt chất và chất hỗ trợ, các cảnh báo và lưu ý công bố trên nhãn
hàng hóa được phân loại là Clo. Dự thảo Nghị định này áp dụng với các sản phẩm
được sử dụng để tiệt trùng, diệt sâu bọ trong môi trường, tẩy sạch bề mặt, dùng
trong khăn giấy, nước uống cho con người sử dụng… Nghị định cũng quy định rõ
việc cấm sử dụng các từ ngữ như: không độc hại, an toàn, không gây hại, hay
những mô tả tương tự khác trên nhãn của những sản phẩm này. Mục đích của tiêu
chuẩn này là bảo vệ an toàn và sức khỏe con người. Thời gian dự kiến để
thông qua quy định mới này sẽ được quyết định vào cuối thời gian tham vấn.
Để xem nội dung đầy đủ của dự thảo này, có thể xem theo địa chỉ sau:
http://portal.anvisa.gov.br/wps/wcm/connect/da03e90044d5ab84958a9d0cce27a8a6/Consulta+P%C3%BAblica+n%C2%B0+49+GGSAN.pdf?MOD=AJPERES
Mã thông báo:
G/TBT/N/ BRA/600
THIẾT
BỊ THỬ NGHIỆM ĐO NỒNG ĐỘ CỒN TRONG HƠI THỞ
Ngày 08/08/2014, Bộ Giao thông vận tải và Truyền thông Chile có thông báo G/TBT/N/ CHL/281 về Dự
thảo Quy chuẩn xây dựng các đặc tính sử
dụng và kỹ thuật của các thiết bị thử nghiệm đo nồng độ cồn trong hơi thở. Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật này cũng đưa ra
các yêu cầu chứng nhận cho những sản phẩm như vậy để đảm bảo tính chính xác của
các thử nghiệm được triển khai, và phân biệt giữa các loại thiết bị có khả năng
dò việc uống rượu khi lái xe. Mục đích của tiêu chuẩn này là bảo vệ an
toàn cho con người. Để xem nội dung đầy đủ của dự thảo này, có thể xem theo địa
chỉ sau:
http://www.conaset.cl/wp-content/uploads/2014/08/Borrador-decreto-prueba-respiratoria-evidencial-290714.pdf
http://members.wto.org/crnattachments/2014/tbt/chl/14_3570_00_s.pdf
Mã thông báo
: G/TBT/N/ CHL/281
ĐIỀU
HÒA KHÔNG KHÍ, THIẾT BỊ LÀM LẠNH VÀ MÁY GIẶT
Ngày 14/08/2014, Bộ
Dịch vụ Cơ khí và Điện, Đặc khu Hành chính Hồng Kông có thông báo G/TBT/N/ HKG/46 về Dự thảo Sửa đổi Quy chế thực hành tốt liên quan đến việc ghi nhãn năng lượng đối
với các sản phẩm Điều hòa không khi, thiết bị làm lạnh và máy giặt. Hồng Kông dự định cập nhật các tiêu chuẩn phân loại
hiệu suất năng lượng của 3 loại thiết bị điện: Điều hòa không khi, thiết bị làm
lạnh và máy giặt, cụ thể liên quan đến cơ chế ghi nhãn bắt buộc hiệu suất năng
lượng đối với các sản phẩm này. Dự thảo sửa đổi Quy chế thực hành tốt này quy định
các tiêu chuẩn thử nghiệm và các phương pháp tính toán phân chia hiệu suất năng
lượng cho 3 sản loại sản phẩm nêu trên. Mục đích của dự thảo sửa đổi là
hỗ trợ người dân trong việc lựa chọn các thiết bị có hiệu quả năng lượng tốt và
nâng cao ý thức đối với việc tiết kiệm năng lượng. Thời gian dự kiến để thông
qua quy chế này là vào quý 4 của
năm 2014.
Mã thông báo: G/TBT/N/ HKG/46
MỸ PHẨM
Ngày 14/08/2014, Bộ An toàn thuốc và thực phẩm Hàn Quốc có
thông báo G/TBT/N/ KOR/514 về Dự thảo sửa đổi “Quy chuẩn về tiêu chuẩn an toàn đối với mỹ phẩm và các
sản phẩm khác”. Dự thảo đã
đưa ra những thay đổi sau: (1) xóa bỏ axit phenyl 4-hydroxybenzoic
và chloroacetamide khỏi danh mục chất bảo quản, và cấm sử dụng các chất
này trong mỹ phẩm; (2) thay đổi tiêu chuẩn thực nghiệm về khối lượng tịnh của
sản phẩm có chứa trên 150g (ml) – sửa cụm từ “từ 100% trở lên” thành “từ 97%
trở lên”. Mục đích của tiêu chuẩn này là giúp mỹ phẩm an toàn hơn. Thời
gian dự kiến để thông qua quy định mới này sẽ được quyết định sau. Để xem
nội dung đầy đủ của dự thảo này, có thể xem theo địa chỉ sau:
http://members.wto.org/crnattachments/2014/tbt/kor/14_3685_00_x.pdf
Mã thông báo : G/TBT/N/ KOR/514
TƯƠNG ỚT
Ngày 15/08/2014, Bộ Tiêu chuẩn và Đo lường Kuwait có thông báo G/TBT/N/KWT/232 về Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật Gulf đối với sản phẩm
tương ớt (Harrissa). Dự thảo
quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với loại tương ớt Harrissa đỏ và rất cay,
được sử dụng trực tiếp cho con người, không áp dụng đối với loại tương
ớt được chế biến theo các cách truyền thống khác. Mục đích của quy chuẩn này là
đảm bảo an toàn thực phẩm. Thời gian dự kiến để thông qua quy chuẩn
mới này sẽ được quyết định sau. Để xem nội dung đầy đủ của dự thảo này, có thể
xem theo địa chỉ sau:
http://members.wto.org/crnattachements/2014/TBT/KOR/14_3626_00_x.pdf
http://members.wto.org/crnattachements/2014/TBT/KOR/14_3626_00_e.pdf
Mã thông báo : G/TBT/N/KWT/232
BAO GÓI ĐỘC HẠI
Ngày 11/08/2014, Vụ An toàn và Chất lượng thực phẩm Malaysia có thông báo G/TBT/N/ MYS/48 về Dự thảo sửa đổi Quy chuẩn số 27, Quy chuẩn thực
phẩm 1985: Sử dụng các loại bao gói độc hại bị cấm. Dự thảo sửa đổi này đưa ra yêu cầu ghi nhãn
đối với tất cả các bao gói và thiết bị được dùng tiếp xúc trực tiếp với thực
phẩm. Quy chuẩn sửa đổi này quy định nhãn trên các bao gói này phải có
mô tả “dùng để bao gói trực tiếp thực phẩm” hoặc những biểu tượng hoặc hướng
dẫn đặc biệt giúp người dùng có thể sử dụng đúng cách những vật dụng để bao gói
thực phẩm trực tiếp. Thời gian dự kiến để thông qua quy chuẩn mới này
sẽ được quyết định sau. Để xem nội dung đầy đủ của dự thảo này, có thể xem theo
địa chỉ sau:
http://members.wto.org/crnattachments/2014/tbt/mys/14_3596_00_e.pdf
Mã thông báo : G/TBT/N/ MYS/48
XUẤT KHẨU THỦY SẢN TÌM CÁCH VƯỢT RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN
Đến nay, đã có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu thủy sản Việt
Nam dựng lên rào cản phi thuế quan. Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiếp
tục phải đối mặt với những rào cản phi thuế quan mới xuất hiện...
DN
xuất khẩu thủy sản vượt qua các rào cản bằng nhiều giải pháp.
Doanh nghiệp liên tục gặp khó
Những rào cản phi thuế quan mới xuất hiện trong năm 2014 có thể kể
đến như: Thị trường EU có hệ thống kiểm tra chứng nhận thủy sản khai thác tự
nhiên có khai báo, có kiểm soát (loại rào cản TBT); Hoa Kỳ: Luật hiện đại hóa
thực phẩm (loại rào cản SPS, TBT), Luật trang trại (loại rào cản SPS), điều tra
chống bán phá giá cá tra có nguy cơ lặp lại... Những rào cản này đã và đang gây
ra rất nhiều khó khăn và thiệt hại về
kinh tế cho các DN xuất khẩu nói riêng và ngành thủy sản nói chung.
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Giám đốc Công ty TNHH Hải Nam cho biết: Nhiều
năm qua con tôm, cá tra của Việt Nam không năm nào không phải chịu thuế chống
bán phá giá và cả chống trợ cấp. Tháng 4/2014, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố
sơ bộ thuế chống bán phá giá (CBPG) đợt xem xét hành chính lần 8 (POR8) giai đoạn
xuất hàng từ ngày 1/2/2012 đến 31/1/2013) với kết quả rất bất lợi cho các DN xuất
khẩu tôm của Việt Nam. Theo đó mức thuế
tạm thời đối với hai bị đơn bắt buộc, Công ty cổ phần Minh Phú và Công ty cổ phần
Thủy sản Sóc Trăng lần lượt là 4,98% và 9,75%.
Trong khi các DN còn đang bối rối với POR8 họ vẫn phải tiếp tục với
POR9, tức đợt xem xét hành chính tương ứng với giai đoạn xuất hàng trong năm
2014. Số tiền 11- 15 ngàn USD mà mỗi DN
phải bỏ ra để trả cho luật sư đại diện để cung cấp thông tin và tranh luận với
DOC trong suốt các đợt xem xét hành chính là không nhỏ.
Ngoài ra, chính những rào cản này đã khiến một số DN thủy sản chuyển
hướng xuất khẩu sang những thị trường dễ dãi về chất lượng, không áp các loại
thuế rào cản như Trung Quốc khiến thương lái Trung Quốc thu mua ào ạt trên biển,
dành hết nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu.
Vượt rào cản bằng những giải pháp
căn cơ
Theo ông Võ Hùng Dũng, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ),
không chỉ những thị trường lớn mà các thị trường lân cận trong khu vực như
Indonesia, Malaysia cũng đang tạo áp lực về thuế chống phá giá với các mặt hàng
nhập khẩu từ Việt Nam. Vì vậy, để đối diện tình trạng kiện cáo, các cơ quan hữu
quan và hiệp hội ngành hàng cần hỗ trợ chi phí cho DN và lập ra đội ngũ kỹ thuật
chuyên trách ứng phó với các vụ kiện. Các DN cần chủ động tiên đoán khả năng bị
kiện bằng cách đánh giá mặt hàng mình sản xuất có tác động đến ngành hàng sản
xuất của quốc gia nhập khẩu hay không.
Bên cạnh đó, các DN cần chuyển từ cạnh tranh bằng giá cả sang cạnh
tranh bằng chất lượng, thay đổi thói quen canh tác đảm bảo an toàn, hiện đại,
không nên sử dụng các loại hóa chất cấm trong quá trình bảo quản, chế biến, kiểm
soát nguồn nguyên liệu trước khi chế biến… nhằm tránh khả năng bị kiện.Ông Dũng
cũng cho biết thêm Chính phủ cần tranh thủ cơ hội đàm phán những hiệp định FTA
để các nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường nhằm tránh các vụ kiện.
Nguồn: baocongthuong.com.vn
Mọi góp ý
đối với các dự thảo trên xin gửi về:
Văn
phòng TBT Cần Thơ
Số
02 Lý Thường Kiệt, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Email:
tbtcantho@tbtvn.org
Điện
thoại: 07102 246 066
(Để
có nội dung đầy đủ các thông báo của các nước thành viên WTO, Quý bạn đọc có
thể truy cập vào địa chỉ Portal của Văn phòng TBT Việt Nam: http://www.tbtvn.org)