Để các tổ chức khoa học - công nghệ trong trường đại học tự chủ thành công
Nghị định 115/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KHCN công lập là một cú hích quan trọng thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học. Làm thế nào để các viện, trường có thể bắt nhịp và triển khai thành công cơ chế này là nội dung được đưa ra bàn luận tại Hội thảo Tự chủ ở các tổ chức nghiên cứu của các trường đại học do Tạp chí Tia sáng tổ chức mới đây.
Nguồn: tapchitaichinh.vn
Xác
định lộ trình tự chủ
Trong khi
phần lớn các tổ chức KHCN công lập trên cả nước còn chậm trễ với việc triển
khai cơ chế tự chủ theo Nghị định 115/2005 thì Học viện Nông nghiệp Việt Nam với
những chính sách khác biệt đã tạo nên bước tiến mạnh mẽ, đem đến sự tự chủ
thành công cho nhiều đơn vị nghiên cứu của mình. Không chờ tới khi Nghị định về
quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ra đời, ngay từ năm 2000, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã chủ động thử nghiệm cơ chế tự chủ với đơn vị tiên phong đầu
tiên là Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp, rồi tiếp tục lan tỏa sang các đơn vị
khác. Đến nay, học viện đã có tới 17 viện và trung tâm nghiên cứu triển khai tự
chủ thành công. Kể từ khi có Nghị định 115, đơn vị này đã có những tiến bộ vượt
bậc, trong 7 năm số lượng bài báo quốc tế tăng gấp 10 lần, kinh phí dành cho
KHCN cũng tăng vượt trội với khoảng 100 tỷ đồng mỗi năm. Học viện cũng đã liên
kết với các doanh nghiệp để chuyển giao kết quả nghiên cứu giống cây trồng có
giá trị tới 10 tỷ đồng.
Yếu tố cơ
bản giúp đơn vị này tự chủ thành công và làm tốt nhiệm vụ khoa học đó chính là
tạo ra sự khác biệt, từ việc xác định lộ trình tiến tới tự chủ đến môi trường
làm việc chuyên nghiệp với cơ chế khen thưởng hợp lý, phân minh. Theo đó, mỗi
viện, trung tâm nghiên cứu đều phải áp dụng lộ trình tiến tới tự chủ như đệ
trình và bảo vệ thành công đề án tự chủ trước hội đồng của học viện, sau khi được
nuôi 3 năm. Cùng với việc phải tự sống bằng tiềm lực khoa học của
mình, các đơn vị nghiên cứu cũng phải có trách nhiệm đóng góp vào Quỹ KHCN của
học viện nhằm bảo đảm tính ổn định, bền vững và sự phát triển lâu dài, quỹ do
đơn vị quản lý dưới sự giám sát của học viện nhằm dự phòng cho các khoản kinh
phí khấu hao về trang thiết bị đầu tư mới, các nghiên cứu mang tính thử nghiệm
mở đường.
Gs Ts Trần
Đức Viên, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, lộ trình tự chủ sẽ
khó thành công nếu cứ tiếp tục bao cấp cho những đơn vị hoạt động kém hiệu quả,
như vậy sẽ không bảo đảm tính chuyên nghiệp, sự công bằng mà còn khiến các đơn
vị khá, mất đi động lực phấn đấu. Chính vì vậy, cơ chế này đã giúp học viện
thanh lọc những đơn vị hoạt động thiếu hiệu quả. Trên thực tế, ngoài 17 trung
tâm tự chủ thành công đã có 3 trung tâm thất bại phải giải thể, lãnh đạo và bộ
máy nhân sự phải điều chuyển sang làm những công việc khác.
Tự
chủ đi kèm với tự quản, tự trị
Theo nhiều
chuyên gia, cùng với việc xác định lộ trình nghiên cứu cụ thể, để tự chủ thành
công, các đơn vị nghiên cứu phải hiểu đúng ý nghĩa của sự tự chủ, đó không chỉ
đơn thuần là tự chủ về tài chính mà phải đi liền với tự quản và tự trị. Nếu các
đơn vị nghiên cứu chỉ đặt nặng vấn đề tự quản tài chính thì việc kinh doanh các
sản phẩm từ nghiên cứu khoa học sẽ là trọng tâm thay vì chất lượng nghiên cứu
và đào tạo sau đại học. Kinh doanh sẽ biến viện nghiên cứu trở thành công ty với
những lo toan thuần túy và rất khó có thể phát triển bền vững.
Gs. Ts
Dương Nguyên Vũ, Viện trưởng Viện John von Neumann, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh
cho rằng, tự chủ không phải là tự quản tài chính với tất cả mọi cách, không có
nghĩa là viện này không còn lệ thuộc vào kinh phí của cơ quan chủ quản mà phải
tự quản một cách hiệu quả và có trách nhiệm. Trong đó, trách nhiệm làm ra những
sản phẩm nghiên cứu chất lượng cao, có giá trị cho xã hội phải ưu tiên. Nếu
không, viện nghiên cứu sẽ trở thành công ty kinh doanh, có thể thành công nhưng
khó phát triển bền vững. Ngay cả những trung tâm nghiên cứu mạnh của Mỹ như
Xerox Palo Alto Research Centrer (PARC) cũng không thể tồn tại dưới sức ép của
kinh doanh.
Mặt khác,
nếu như tự quản về tài chính chỉ đi kèm với tự trị về đào tạo và nguồn thu từ
đào tạo được sử dụng như nguồn thu cho sự nghiệp của một viện nghiên cứu thì dần
dần đơn vị này sẽ trở về dạng của một trung tâm thuần về đào tạo để làm ra lợi
nhuận. Khi đó, sự cách tân từ nghiên cứu khoa học sẽ mất đi vì lợi nhuận không
đủ đáp ứng chi phí cho nhân lực nghiên cứu khoa học dài hơi và đầy rủi ro. Thực
tế đòi hỏi người lãnh đạo các tổ chức nghiên cứu phải có trách nhiệm và năng lực
trong việc duy trì, phát triển đơn vị của mình. Chính sức ép sẽ tạo ra sự năng
động, sáng tạo của các viện, các tổ chức nghiên cứu, sản sinh ra nhiều sản phẩm
KHCN có giá trị sử dụng.
Minh
bạch trong xét duyệt đề tài
Các nhà
khoa học cho rằng, cách tốt nhất để các viện nghiên cứu có thể tự chủ thành
công đó là tạo ra các sản phẩm có giá trị thực tiễn. Các đơn vị tích cực trong
tự chủ là chưa đủ mà cần có sự tác động và tạo điều kiện từ phía cơ quan quản
lý. Trong đó, công khai, minh bạch hóa trong đánh giá, xét duyệt tới nghiệm thu
các đề tài và dự án cấp Nhà nước là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy
quá trình tự chủ. Với cách làm đó thì những đơn vị không làm ra được sản phẩm sẽ
không được tiếp cận với nguồn vốn ngân sách, những đơn vị nghiên cứu tốt sẽ chứng
minh được năng lực của mình. Để tránh rủi ro, việc kiểm tra giám sát quá trình
thực hiện đề tài cần liên tục và xuyên suốt.
Thực tế
cho thấy, khi một đề tài, dự án nghiên cứu khoa học thuộc Chương trình khung về
phát triển KHCN FP7 của Liên minh châu Âu được phê duyệt, cơ quan quản lý sẽ cử
riêng một cán bộ hành chính và chuyên gia độc lập cùng lĩnh vực chuyên môn đồng
hành với nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài. Vai trò của họ là vừa giúp các
cơ quan quản lý giám sát, đánh giá chất lượng công việc vừa mang tính hỗ trợ
nhóm thực hiện để bảo đảm đề tài về đích với các mục tiêu ban đầu. Dựa vào đánh
giá phản biện độc lập về chất lượng các sản phẩm trung gian, cơ quan quản lý quỹ
sẽ quyết định có chi tiếp ngân sách trong giai đoạn tiếp theo hay không.
Nhiều chuyên
gia cho rằng, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp liên kết với
đơn vị nghiên cứu và đóng góp vào quỹ đầu tư để hỗ trợ các nhóm nghiên cứu tạo
ra sản phẩm có tiềm năng ứng dụng. Doanh nghiệp không chỉ hỗ trợ kinh phí
nghiên cứu mà còn tham gia vào thẩm định khả năng áp dụng sản phẩm công nghệ
vào thị trường. Ts Tạ Hải Tùng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về công
nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS), ĐH Bách khoa Hà Nội chia sẻ, khi thực hiện
các đề tài, dự án liên kết với các nước châu Âu, chỉ những đề tài có sự tham
gia của doanh nghiệp mới được phê duyệt bởi nó chứng tỏ tính khả thi của dự án.
Rõ ràng, nguồn tài trợ đa dạng đến từ cả ngân sách và doanh nghiệp sẽ góp phần
không nhỏ vào việc minh bạch hóa nền khoa học.