SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) tháng 12

[10/12/2014 09:43]

Thông tin cảnh báo từ các nước thành viên WTO.

Bỏng ngô

                                            bong ngo.jpg

Ngày 10/11/2014, Tổng Cục Tiêu chuẩn và Đo lường Vương quốc Bahrain có thông báo Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quy định các yêu cầu bắt buộc đối với Bỏng ngô được nêu trong Tiêu chuẩn Gulf GSO 259 theo Điều  khoản 6 & 8 (Đóng gói và Ghi nhãn). Quy chuẩn kỹ thuật này nêu rõ sản phẩm phải được bao gói trong bao bì sạch, vệ sinh, hợp lý, được niêm phong cẩn thận, chống ẩm để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, cũng có  các yêu cầu  bắt buộc phải thể hiện trên nhãn như sau: (i) Tên sản phẩm và loại sản phẩm; (ii) Danh mục các thành phần; (iii) Ngày sản xuất và hết hạn; (iv) Loại và thành phần phụ gia. Mục đích của quy định  này là bảo vệ người tiêu dùng và an toàn thực phẩm. Thời gian dự kiến để thông qua quy định mới sẽ được quyết định sau.

Mã thông báo: G/TBT/N/ BHR/366

Truyền thông vô tuyến

                                            truyen thong vo tuyen.jpg

Ngày 03/11/2014, Bộ Công nghiệp Canada có thông báo Luật truyền thông vô tuyến – Thông báo số SMSE-016-14 – Công bố vấn đề mới RSS-199. Theo đó, văn bản sau đây sẽ có hiệu lực ngay lập tức: Tiêu chuẩn kỹ thuật vô tuyến RSS-199, Vấn đề 2: Thiết bị dịch vụ vô tuyến dải rộng (BRS) vận hành trong dải tần 2500-2690 MHz, quy định các yêu cầu chứng nhận đối với bộ phát và bộ nhận tín hiệu vô tuyến BRS trong dải tần 2500-2690 MHz. Văn bản trên được công bố để phản ánh những thay đổi hiện tại trong chính sách Công nghiệp Canada đối với các yêu cầu chứng nhận và các thiết bị truyền thông vô tuyến. Mục đích của quy định này là bảo vệ mạng lưới. Thời gian dự kiến để thông qua quy định mới này là 25 tháng 10 năm 2014. Để xem nội dung đầy đủ của dự thảo này, có thể xem theo địa chỉ sau:

http://www.gazette.gc.ca/rp-pr/p1/2014/2014-10-25/pdf/g1-14843.pdf#page=19

http://www.ic.gc.ca/eic/site/smt-gst.nsf/eng/sf10874.html

http://www.ic.gc.ca/eic/site/smt-gst.nsf/fra/sf10874.html

Mã thông báo: G/TBT/N/ CAN/432

Thực phẩm tươi và thực phẩm chế biến sẵn

                                            thucphamchebien000.jpg

Ngày 03/11/2014, Cơ quan Tiêu dùng Nhật Bản có thông báo Dự thảo Tiêu chuẩn ghi nhãn thực phẩm dựa trên Luật ghi nhãn Thực phẩm. Theo đó, các tiêu chuẩn ghi nhãn hiện tại theo Luật ghi nhãn thực phẩm sẽ được sửa đổi và tăng cường. Tiêu chuẩn mới cho phép các công bố chức năng thực phẩm trên nhãn dựa trên các bằng chứng khoa học mà không cần thông qua phê duyệt của Chính phủ, chỉ cần có thông báo trước khi đưa sản phẩm ra thị trường của nhà sản xuất. Mục đích của  tiêu chuẩn này là  giúp xây dựng hệ thống ghi nhãn thực phẩm tổng hợp theo các điều khoản ghi nhãn trong Luật Vệ sinh thực phẩm (Luật số 233 năm 1947), Luật Tiêu chuẩn hóa và ghi nhãn chất lượng hợp lý đối với nông lâm sản (Luật số 175 năm 1950) và Luật nâng cao sức khỏe (Luật số 103 năm 2002). Thời gian dự kiến để thông qua tiêu chuẩn này sẽ được quyết định sau. Để xem nội dung đầy đủ của dự thảo này, có thể xem theo địa chỉ sau:

http://members.wto.org/crnattachments/2014/tbt/jpn/14_4912_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/ JPN/470

Ngũ cốc ăn sáng

                                            ngu coc.jpg

Ngày 10/11/2014, Cục Tiêu chuẩn Kenya (KEBS) có thông báo Tiêu chuẩn KS 523-2:2014 về ngũ cốc ăn sáng – Phần 2: Ngũ cốc dạng bỏng (ăn liền). Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định đối với các loại ngũ cốc ăn liền dạng bỏng gồm loại hình thanh hoặc vụn. Phiên bản KS523-2:2014 được sửa đổi để rà soát các giới hạn vi sinh vật cũng như mở rộng phạm vi để đảm bảo việc bao hàm tất cả các loại ngũ cốc nêu trên. Các quy định được bổ sung đều được đưa ra dựa trên các bằng chứng khoa học sẵn có cũng như việc thực hành sản xuất công nghiệp tốt nhất. Mục đích của quy định này là bảo vệ người tiêu dùng, chống hàng giả, bảo vệ an toàn và sức khỏe con người, đảm bảo các yêu cầu chất lượng. Thời gian dự kiến để thông qua tiêu chuẩn này là 30 ngày sau hạn cuối nhận ý kiến đóng góp.

Mã thông báo: G/TBT/N/ KEN/426

Tiêu trắng nguyên hạt và tiêu trắng dạng nghiền

                                              Tieu1.jpg

Ngày 06/11/2014, Bộ Tiêu chuẩn và Đo lường Kuwait có thông báo Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm Tiêu trắng nguyên hạt và dạng nghiền. Theo đó  dự thảo đưa ra các yêu cầu bắt buộc mà sản phẩm Tiêu trắng cả dạng hạt và dạng nghiền phải đáp ứng được trong thị trường các nước GCC. Mục đích của quy chuẩn này là duy trì chất lượng sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng, thị trường và an toàn thực phẩm. Thời gian dự kiến để thông qua quy chuẩn mới này sẽ được quyết định sau. Để xem nội dung đầy đủ của dự thảo này, có thể xem theo địa chỉ sau:

http://members.wto.org/crnattachments/2014/tbt/KWT/14_4958_00_e.pdf

http://members.wto.org/crnattachments/2014/tbt/KWT/14_4958_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/ KWT/249

Bột mỳ

                                            bot my.jpg

Ngày 04/11/2014, Tổng cục Tiêu chuẩn và Kỹ thuật Công nghiệp, Bộ Công thương Panama có thông báo Quy chuẩn kỹ thuật số 25-389-99 đối với sản phẩm Bột mỳ. Quy chuẩn được thông báo đưa ra các nội dung sau: Mục đích; Các định nghĩa; Phân loại; Các yêu cầu chất lượng; Lấy mẫu; Chất phụ gia; Yêu cầu đóng gói; Yêu cầu ghi nhãn và đóng dấu. Mục đích của quy chuẩn này là xây dựng các yêu cầu vệ sinh cho sản phẩm bột mỳ. Quy chuẩn mới này sẽ lập tức được thông qua và có hiệu lực.

Mã thông báo: G/TBT/N/ PAN/69


Hóa chất

                                           hoa-chat-cong-nghiep.jpg

Ngày 03/11/2014, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) có thông báo Quy định sử dụng mới quan trọng đề xuất đối với một số hóa chất cụ thể. EPA đưa ra đề xuất về việc sử dụng mới quan trọng (SNUR) theo Luật Kiểm soát chất độc hại (TSCA) đối với 52 chất hóa học thuộc đối tượng thông báo trước sản xuất (PMNs). 9 trong số những hóa chất này thuộc quy định của Lệnh đồng thuận TSCA mục 5(e) do EPA ban hành. Quy định này đòi hỏi các cá nhân có dự định sản xuất, nhập khẩu hay chế biến bất kỳ chất nào trong 52 chất hóa học nêu trên theo hoạt động được coi là “sử dụng mới quan trọng” như trong quy định đề xuất phải thông báo cho EPA ít nhất 90 ngày trước khi tiến hành hoạt động đó. Việc thông báo được yêu cầu giúp EPA có cơ hội đánh giá việc sử dụng đó, và nếu cần thiết, có thể đưa lệnh cấm hoặc hạn chế hoạt động trước khi hoạt động này xảy ra. Mục đích của tiêu chuẩn này là  bảo vệ môi trường. Thời gian dự kiến để thông qua quy định mới này  sẽ được quyết định sau. Để xem nội dung đầy đủ của dự thảo này, có thể xem theo địa chỉ sau:

http://www.gpo.gov/fdsys/pkg/FR-2014-10-27/html/2014-24916.htm

http://www.gpo.gov/fdsys/pkg/FR-2014-10-27/pdf/2014-24916.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/ USA/849

(Để có nội dung đầy đủ các thông báo của các nước thành viên WTO, Quý bạn đọc có thể truy cập vào địa chỉ Portal của Văn phòng TBT Việt Nam: http://www.tbtvn.org)

  Mọi góp ý đối với các dự thảo trên xin gửi về:

Văn phòng TBT Cần Thơ

Số 02 Lý Thường Kiệt, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Email: tbtcantho@tbtvn.org

Điện thoại: 0710 2 246 066

Theo tbtvn.org (Duc Luu)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ