Bản tin Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) tháng 3
Rào cản kỹ thuật của thị trường EU với các các mặt hàng xuất khẩu giầy da của Việt Nam
Thị trường EU luôn là khu vực thị trường dẫn đầu về nhập
khẩu giầy dép của Việt Nam với kim ngạch đạt 2,65 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 1,6% so
với năm trước và chiếm 36,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của cả
nước. Trong số các nhóm hàng của Việt Nam xuất sang EU thì hàng giầy dép đứng
thứ 2 với tỷ trọng chiếm 13,1% (sau hàng điện thoại các loại & linh kiện
với tỷ trọng 27,9%). Chủng loại giầy dép của Việt Nam xuất ra thế giới chủ yếu
là nhóm hàng giày dép có đế ngoài và mũ giầy bằng cao su hoặc plastic (Mã HS
64.02); giày dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và
mũ giầy bằng da thuộc (HS 64.03); giày dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da
thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giầy bằng nguyên liệu dệt (HS 64.04). REACH là cụm
từ viết tắt cho Registration (Đăng ký), Evaluation (Đánh giá), Authorization
(Cấp phép) cho hóa chất. Quy định này đặt trách nhiệm lớn lên ngành công nghiệp
EU, lên tất cả các nhà sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu các mặt hàng có sử dụng
hóa chất, cần nhận biết và hạn chế những rủi ro từ hóa chất.
REACH được ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ 1/6/2007 để
thay thế cho 40 luật về hóa chất ở EU. Đây là luật nghiêm ngặt nhất về hóa chất
trên thế giới cho đến nay. Việc trang bị cho doanh nghiệp kiến thức và kinh
nghiệm đầy đủ nhất về quy định REACH
- luật hóa chất mới của EU là điều vô
cùng cần thiết đối với tất cả các nhà xuất khẩu Việt Nam. Bởi quy định phức tạp
này có tác động đến hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường
châu Âu.
Ngày 12/7/2013, Liên Minh Châu Âu đã đưa ra một thông báo
qua Ban thư ký WTO Thông báo G/TBT/N/EU/131 về Dự thảo sửa đổi Phụ lục XVII
trong Quy định EC số 1907/2006 của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng về việc đăng
ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế hóa chất (REACH) liên quan tới hợp chất Crom
VI (Cr VI) đối với các sản phẩm bằng da và sản phẩm có chứa các phần bằng da
chứa hàm lượng Crom VI trên 3ppm (3mg/kg). Dự thảo này cấm việc đưa vào thị
trường Liên minh Châu Âu các sản phẩm bằng da và các sản phẩm có thành phần
bằng da có thành phần Crom VI bằng hoặc lớn hơn 3mg/kg của tổng trọng lượng khô
của da trong các sản phẩm da hoặc thành phần da. Dự thảo này dự kiến được thông
qua vào quý I năm 2014 và dự kiến áp dụng vào quý I năm 2015.
Nội dung cụ thể của dự thảo như sau:
Ngày 19 tháng 1 năm
2012, Vương quốc Đan Mạch nộp cho Cơ quan Hóa chất châu Âu (sau đây 'Cơ
quan') một hồ sơ theo quy định tại Điều 69 (4) của Quy định (EC) số 1907/2006,
để bắt đầu quá trình hạn chế theo các Điều 69 -73 của Quy chế này (sau đây gọi
'hồ sơ Phụ lục XV). Trong hồ sơ đó, người ta đã chứng minh rằng việc tiếp xúc
với Crom VI được chứa trong các sản phẩm da hoặc các bộ phận da của sản phẩm,
tiếp xúc với da, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Hợp chất Crom VI có thể gây ra các trường hợp phản ứng mới
của sự nhạy cảm và dị ứng. Hồ sơ chứng minh rằng hành động này được thực hiện trên toàn khu vực lãnh thổ
của Liên minh là cần thiết. Các hợp chất Crom VI được hình thành trong da thông
qua quá trình oxy hóa của hợp chất Crom III, được bổ sung trong một số quy
trình thuộc da để vượt qua - liên kết các tiểu đơn vị collagen nhằm tăng tính
ổn định cho da, cũng như khả năng chịu tác động cơ học và nhiệt. Theo hồ sơ Phụ
lục XV, các cơ chế và điều kiện mà theo đó Crom VI được hình thành đã được biết
rõ và hầu hết các xưởng thuộc da ở Liên minh đã xây dựng và thực thi rộng rãi
các biện pháp để kiểm soát và giảm thiểu sự hình thành của Crom VI.
Vào ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban đánh giá rủi ro
(sau đây goi là “RAC”) đã đồng thuận
thông qua ý kiến về hạn chế đề xuất trong hồ sơ Phụ lục XV. Theo ý kiến của
RAC, hạn chế là một biện pháp trên toàn Liên minh Châu Âu phù hợp nhất nhằm
giải quyết các rủi ro được xác định gây ra bởi các hợp chất Crom VI trong da,
cả về hiệu quả và khả năng có thể thực
hiện. Tuy nhiên, trong các ý kiến của mình RAC đã đề xuất để sửa đổi những hạn
chế bằng cách xóa các khái niệm về tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với da, ban
đầu được bao gồm trong Phụ lục hồ sơ XV.
Hạn chế đề xuất tập trung vào nguy cơ tạo ra sự nhạy cảm của
da liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp bởi việc tiếp xúc của da với các sản phẩm
bằng da hoặc có các bộ phận bằng da có Crom VI ở những người đã vốn có da nhạy
cảm. Những tiếp xúc như vậy cũng có thể tạo ra những phản ứng dị ứng ở nồng độ
thấp hơn so với cần thiết đối với cảm ứng nhạy cảm. Các hạn chế đề xuất nên bao
gồm các sản phẩm bằng da hoặc có chứa các thành phần bằng da mà trong các điều
kiện bình thường hoặc có thể dự đoán sử dụng được, tiếp xúc với da. Hạn chế này
không nên giới hạn với người tiêu dùng mà nên bao gồm cả công nhân, những người
tiếp xúc với hợp chất Crom VI trong các hoạt động của họ được thực hiện tại nơi
làm việc, thông qua các sản phẩm bằng da hoặc các sản phẩm có các bộ phận bằng
da, chẳng hạn như găng tay hoặc giày.
Phương pháp tiêu chuẩn EN ISO 17075 là phương pháp quốc tế duy nhất.
Phương pháp phân tích được công nhận hiện có nhằm phát hiện Crom VI trong da.
Việc xác định giới hạn của phương pháp theo tiêu chuẩn EN ISO 17075 là 3 mg/kg
(0,0003% theo trọng lượng) của thành phần Crom VI trong tổng trọng lượng khô
của da. Việc ấn định ngưỡng như vậy đối với hạn chế đưa ra thị trường các sản
phẩm bằng da hoặc các sản phẩm có chứa các phần bằng da do vậy được biện minh
cho mục đích thực thi.
Theo ý kiến của RAC, ngưỡng 3mg/kg (0,0003% theo trọng
lượng) của thành phần Crom VI trong tổng trọng lượng khô của da tương ứng với
mức phơi nhiễm cao hơn của Hàm lượng ảnh hưởng trái ngược thấp nhất được quan
sát cho việc xem xét. Theo ý kiến của RAC, ngưỡng đó được cho là có hiệu quả
80% trong việc giảm thiểu sự xuất hiện của Crom VI mới liên quan tới các trường
hợp viêm da dị ứng do có Crom VI trong các sản phẩm bằng da. Hiệu quả của việc
hạn chế trên một số trường hợp di ứng Crom có thể được xác định bằng việc giám
sát các trường hợp crom VI có liên quan tới viêm da dị ứng. Nếu tỉ lệ dị ứng
không giảm hoặc một phương pháp phân tích để phát hiện thành phần Crom VI thấp
hơn trở nên phổ biến và được công nhận và có thể tin tưởng được thì hạn chế này
nên được xem xét lại.
Vào ngày 6/3/2013 Ủy
Ban về Phân tích Kinh tế - Xã hội (sau
đây gọi là SEAC) được thông quan bởi sự đồng thuận ý kiến về hạn chế được đề
xuất trong hồ sơ của Phụ lục XV. Theo ý kiến của SEAC, hạn chế như được sửa đổi
bởi RAC, là biện pháp phù hợp nhất trên quy mô toàn bộ Liên minh để giải quyết các rủi ro đã được
xác định liên quan tới tính cân đối của lợi ích kinh tế - xã hội với các chi
phí kinh tế xã hội của nó. Vào ngày 8/4/2013 Cơ quan đã đệ trình cho Ủy Ban ý
kiến của RAC và SEAC dựa trên đó Hội đồng kết luận rằng một rủi ro không thể
chấp nhận được với sức khỏe con người đã phát sinh từ sự có mặt của thành phần
Crom VI trong các sản phẩm bằng da hoặc các sản phẩm có chứa thành phần bằng
da, khi tiếp xúc với da người, điều này cần được dựa quyết trên cơ sở toàn Liên
minh. Tác động kinh tế - xã hội của hạn chế này, bao gồm cả việc có các lựa
chọn thay thế đã được tiếp thu. Hạn chế
đưa vào thị trường các sản phẩm đã qua sử dụng sẽ tạo ra một gánh nặng không
tương xứng với người tiêu dùng khi bán các sản phẩm đã qua sử dụng này. Hơn thế
nữa do bản chất của các giao dịch này, những hạn chế như vậy khó có thể thực thi. Do vậy, hạn chế
này không nên áp dụng với các sản phẩm bằng da hoặc các sản phẩm có thành phần
bằng da là sản phẩm hoàn chỉnh trước khi Quy định này áp dụng. Việc quy định
một khoảng thời gian 12 tháng sau khi có hiệu lực của Quy định này cho các bên
có liên quan thực hiện việc tuân thủ với Quy định này là hợp lý, bao gồm việc
giải quyết các sản phẩm mà đã có trong chuỗi cung ứng, bao gồm ở cả trong kho
hàng.
Nội dung sửa đổi chính:
Trong phụ lục XVII của Quy định (EC) số 1907/2006, đoạn 4,5
và 6 sau đây được thêm vào cột 2 của mục 47
4. Các sản phẩm da có tiếp xúc với da người sẽ không được
đưa vào thị trường khi chúng chứa thành phần Crom VI tương đương hoặc lớn hơn
3mg/kg (0.0003% trọng lượng) của tổng trọng lượng khô của da.
5. Các sản phẩm có chứa các phần bằng da tiếp xúc với da
người sẽ không được đưa vào thị trường khi bất kỳ một phần bằng da của chúng có
chứa Crom VI tương đương hoặc lớn hơn 3mg/kg (0,0003% tổng trọng lượng) của
tổng trọng lượng khô của phần bằng da đó.
6. Đoạn 4 và 5 sẽ không áp dụng với việc đưa vào thị trường
của các sản phẩm hàng đã qua sử dụng mà đã sử dụng cuối tại Liên Minh Châu Âu
trước ngày đầu tiên của 13 tháng sau ngày có hiệu lực.
Như đã biết EU hiện là một thị trường xuất khẩu hàng đầu của
Việt Nam về mặt hàng giầy dép, hơn nữa đây là một quy định mới khá là phức tạp
và mang tính yêu cầu cao của EU do vậy việc tuân thủ theo các yêu cầu này là
một thách thức đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam.
Trong một số cuộc họp của Ủy ban TBT gần đây, đại diện của
các phái đoàn như Indonesia, Trung Quốc
và Hoa Kỳ đã đưa ra các góp ý đối với biện pháp đặc biệt là các quan ngại cụ
thể đối với biện pháp như quá phức tạp và gây gánh năng, tạo ra thêm nhiều chi
phí đối với các nhà xuất khẩu, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Đại
diện của Hoa Kỳ lưu ý rằng những loại quyết định quản lý quy định này có
thể có một tác động đáng kể tới thương
mại quốc tế và do đó EU nên cân nhắc mở một tiến trình cho việc góp ý, bao gồm
cho phép đối với các điều khoản về chứng cứ và dữ liệu bởi các bên không thuộc
EU (như là các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ và các tổ chức phi chính phủ -
NGOs).
Dự thảo sửa đổi Phụ lục của Quy định này phần nào sẽ tạo ra
một rào cản thương mại không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu
mặt hàng da giầy vì nó tạo gánh nặng và thêm chi phí cho các nhà sản xuất, đặc
biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần
cập nhật các thông tin liên quan tới các mặt hàng thị các thị trường trọng điểm nhằm có sự chuẩn bị phù hợp
khi xuất khẩu sang các thị trường, tránh gặp các hàng rào kỹ thuật một cách thụ
động.
(Để có nội dung
đầy đủ các thông báo của các nước thành viên WTO, Quý bạn đọc có thể truy cập
vào địa chỉ Portal của Văn phòng TBT Việt Nam: http://www.tbtvn.org)
Mọi góp ý đối với các dự
thảo trên xin gửi về:
Văn
phòng TBT Cần Thơ
Số
02 Lý Thường Kiệt, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Email:
tbtcantho@tbtvn.org
Điện
thoại: 07102 246 06607102 246 066