Bản tin Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) tháng 6
Thông tin hỗ trợ Doanh nghiệp
Phòng vệ thương
mại - giải pháp cho doanh nghiệp trong hội nhập
Trong tiến
trình hội nhập, cùng với việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan, các nước XK không ngừng
gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa NK. Đây sẽ là áp lực
lớn với DN trong thế giới thương mại không biên giới.
Da giày là một trong những mặt hàng đã bị từng bị kiện
phòng vệ thương mại tại liên minh châu Âu
Ảnh: Nguyễn Huế
Tại hội nghị “Việt Nam trong thế giới thương mại không
biên giới cơ hội và thách thức” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) tại TP.HCM phối hợp với Công ty tư vấn luật Mayer Brown JSM tổ chức tại
TP.HCM cuối tuần qua, ông Võ Tân Thành, Giám đốc VCCI TP.HCM cho biết, Việt Nam
đang trong quá trình ngày càng hội nhập sâu rộng, cùng với đó các vụ kiện phòng
vệ thương mại với hàng hóa XK của Việt Nam cũng ngày càng gia tăng. Theo số
liệu của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), tính từ năm 1994 đến nay,
hàng XK của Việt Nam đã đối mặt với 80 vụ kiện phòng vệ thương mại từ các thị
trường XK, trong đó phần lớn là vụ kiện bán phá giá, chống trợ cấp. Các mặt
hàng có kim ngạch XK cao có nhiều nguy cơ đối mặt với các vụ kiện nhiều nhất
như: Da giày, thép, tôm, cá basa…
Theo bà Phạm Châu Giang, Trưởng phòng Điều tra vụ kiện
phòng vệ thương mại của DN trong nước, Cục Quản lý cạnh tranh, việc áp dụng các
biện pháp phòng vệ thương mại tại các thị trường XK ngày càng phổ biến. Điển
hình như ở thị trường Malaysia từ năm 2012 đến nay liên tục khởi xướng các vụ
kiện phòng vệ thương mại. Trong đó năm 2012 có 11 vụ, năm 2013 là 8 vụ, năm
2014 là 8 vụ. Trong khi trong suốt 5 năm trước đó nước này không khởi xướng một
vụ kiện nào. Tương tự đối với thị trường Hoa Kỳ, ngoài các biện pháp phòng vệ
thương mại hiện tại đang áp dụng như chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng
tự vệ toàn cầu, sắp tới, thị trường này có thể sẽ còn áp dụng hàng rào kỹ thuật
liên quan tới phần mềm phục vụ quy trình sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm
của sản phẩm XK với quy trình kiểm tra rất ngặt nghèo. Theo nhận định của bà
Phạm Châu Giang, thông thường, sau khi hàng hóa XK bị kiện phòng vệ thương mại
tại một thị trường thì khoảng 2 năm sau đó một thị trường khác cũng sẽ khởi
kiện đối với các DN XK hàng hóa cùng loại.
Theo nhận định của các chuyên gia, khi vướng vào các
vụ kiện phòng vệ thương mại thì DN sẽ gặp rất nhiều phiền toái. Tuy nhiên, đây
là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập nếu DN không tham gia thì sẽ mất
thị trường. Theo khuyến nghị của ông Matthew J McConkey, Luật sư thành viên
Công ty tư vấn Luật Mayew Brown JSM, nếu bị kiện, các DN cần nhanh chóng xúc
tiến các hoạt động phản ứng lại vụ kiện đó. Đặc biệt, các DN cần phải tranh thủ
nắm bắt cơ hội triệt tiêu các vụ kiện ngay từ lúc bắt đầu manh nha.
Bên cạnh áp lực cạnh tranh tại các thị trường XK, DN Việt Nam còn bị sự
cạnh tranh gay gắt với DN ngoại ngay trên sân nhà. Nhiều ngành sản xuất trong
nước bị ảnh hưởng. Theo lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong các Hiệp định
Thương mại tự do có 2 mốc thời điểm quan trọng là 2015 và 2020. Theo đó đến
2015, 93% dòng thuế thương mại của các nước trong ASEAN sẽ về 0% và 7% dòng
thuế còn lại sẽ về 0% đến 2020. Cùng với việc giảm thuế là việc mở cửa hoàn
toàn thị trường, chỉ loại trừ những mặt hàng nhạy cảm mới bị hạn chế NK. Do đó,
nếu không có sự chuẩn bị từ bây giờ thì DN sẽ không thể cạnh tranh ngay trên
chính sân nhà.
Để bảo vệ mình và đứng vững trên cả thị trường XK và thị trường nội địa,
theo ý kiến các các chuyên gia tại hội nghị, bên cạnh việc thay đổi công nghệ,
cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng tiêu chuẩn giống nhau đối với hàng hóa XK
và hàng hóa bán tại thị trường nội địa các DN cần phối hợp với cơ quan quản lý
để xây dựng các chuẩn quốc gia cho hàng hóa, từ đó mới có cơ sở hình thành nên
các hàng rào thương mại bảo vệ cho hàng hóa sản xuất trong nước. Bên cạnh đó,
để vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập, các DN cần nắm rõ những bước
phát triển quan trọng trong quá trình tự do hóa thương mại, cũng như các công
cụ phòng vệ thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh, nỗ lực thiết lập liên kết
giữa các DN với Hiệp hội và cơ quan có thẩm quyền...
Nguyễn Huê
Nguồn: Báo Hải Quan
Xuất khẩu gạo sang Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến tiếp tục không thuận lợi
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt
Nam công bố thì trong Quý I/2015, một trong những mặt hàng giảm mạnh nhất về
kim ngạch xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ là Gạo. Cụ thể là nếu như trong ba tháng đầu
năm 2014, giá trị xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ là hơn 900 ngàn USD
thì trong ba tháng đầu năm nay, con số này chỉ còn là 249 ngàn USD. Như vậy,
kim ngạch xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm 72,28% so với cùng
kỳ.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này thì có nhiều yếu tố, trong có thể kể tới từ
việc sản xuất nông nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ đã dần hồi phục sau một năm hạn hán.
Theo số liệu được Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ TUIK công bố ngày 26/5 thì sản xuất
ngũ cốc của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước và đạt mức xấp xỉ
38,4 triệu tấn. Bản báo cáo có ghi cụ thể: "Theo những ước tính đầu tiên
của năm 2015 thì Ngũ cốc cùng các loại cây lương thực khác, Hoa quả và Rau củ
đã tăng lần lượt 9,6%, 6,1% và 3,2% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng Ngũ cốc
cùng các loại cây lương thực khác, Rau củ và Hoa quả trong năm 2015 được dự
kiến sẽ lần lượt đạt các mức sau: 65,3 triệu tấn; 29,5 triệu tấn và 18,2 triệu
tấn. Mặt hàng Gạo sẽ tăng 10,8% so với năm 2014 và đạt mức 920 ngàn tấn".
Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến gạo Việt Nam khó thâm nhập thị
trường là chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam không phù hợp với nhu cầu tiêu
dùng của người Thổ Nhĩ Kỳ, thường gạo của Việt Nam có hạt nhỏ (1.000 hạt nặng
trung bình 15g) trong khi người dân ở đây tiêu thụ loại gạo Baldo hoặc Osmanik
có kích thước hạt lớn hơn (1.000 hạt nặng 25g) từ nguồn sản xuất nội địa hoặc nhập
chủ yếu từ Hoa Kỳ. Mặt hàng gạo thơm hạt dài cũng được nhập khẩu nhưng với số
lượng không lớn so với những loại gạo tương tự như gạo được trồng tại Thổ Nhĩ
Kỳ. Tiếp theo phải kể đến việc đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ mất giá mạnh so với
đồng đô-la Mỹ, hơn 10% từ đầu năm 2015 trong khi đồng Việt Nam chỉ điều chỉnh
biên độ hẹp cũng làm cho giá thành nhập khẩu gạo từ Việt Nam đội lên cao, không
đáp ứng kỳ vọng cho các đơn hàng đấu thầu cung cấp cho người tị nạn nước ngoài
trên đất Thổ Nhĩ Kỳ. Hơn nữa, gạo Việt Nam khó cạnh tranh với các nước xuất
khẩu khác có khoảng cách địa lý gần hơn như Paskistan, Ấn Độ.
Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực với xuất khẩu nông sản Việt Nam là bất
chấp sự phục hồi của Thổ Nhĩ Kỳ, mặt hàng Rau và Hoa quả vẫn tăng mạnh. Theo số
liệu từ Hải quan Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập lượng Rau và Hoa quả trị giá
409.485 USD từ Việt Nam trong quý I/2015, tăng tới 466% so với con số 72.391
USD của giai đoạn cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mặt hàng có mức tăng trưởng
cao nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ trong ba
tháng đầu năm 2015.
Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ
Nguồn:
Vietnamexport.com
(Để có nội dung đầy đủ các thông báo
của các nước thành viên WTO, Quý bạn đọc có thể truy cập vào địa chỉ Portal của
Văn phòng TBT Việt Nam: http://www.tbtvn.org)
Mọi góp ý đối với các dự
thảo trên xin gửi về:
Văn
phòng TBT Cần Thơ
Số
02 Lý Thường Kiệt, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Email:
tbtcantho@tbtvn.org
Điện
thoại: 07102 246 066