Phát hiện hóa chất độc hại trong ghế ngồi ô tô cho trẻ
Theo một nghiên cứu được công bố ngày hôm qua (4/6) bởi Healthystuff.org, những chiếc ghế được thiết kế để cung cấp sự an toàn cho trẻ nhỏ khi ngồi xe ô tô có nguy cơ chứa chất chống cháy halogen độc hại.
Sử dụng ghế ngồi ô tô cho trẻ em khi di chuyển
là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, những chiếc ghế được
thiết kế để cung cấp sự an toàn cho trẻ nhỏ được phát hiện có nguy cơ chứa các
hóa chất độc hại, theo một nghiên cứu mới được công bố ngày 4/6 bởi
Healthystuff.org.
Theo
đánh giá của Trung tâm Sinh thái học Michigan (Mỹ), hầu hết các mẫu ghế ngồi ô
tô cho trẻ được nghiên cứu đều chứa một số hóa chất có thể gây hại cho sức
khỏe. Trong thực tế, 11 trong số 15 số ghế ngồi ô tô cho trẻ được nghiên
cứu có chứa các chất chống cháy halogen.
Hóa
chất này có tác dụng chống cháy cho ghế ngồi để đáp ứng yêu cầu phòng chống
cháy nổ của nội thất xe ô tô. Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm tới các
hóa chất như brom và clo được sử dụng trong một số chất chống cháy. Chất chống
cháy halogen chứa brom và clo được xác định có thể gây hại cho sức khỏe.
Liên hiệp châu Âu đã xem xét cấm một số hóa
chất gốc brôm sử dụng làm chất chống cháy vì chúng có thể gây hại trước mắt
cũng như lâu dài đối với sức khoẻ con người và môi trường. Theo các chuyên gia môi trường Thụy Điển, một số chất
chống cháy gốc brôm được biết có độ độc hại cao là: poly brôm biphenyl (PBBs)
và hexabrômoxy clođođecan (HBCD).
Một trong những chất hóa học có thể gây ung
thư có tên là tris clo, được tìm thấy trong hai mẫu ghế
ngồi ô tô cho trẻ. Mặc dù nó bị cấm ở nhiều quốc gia, nó vẫn được sử dụng ở
những nơi khác. Đáng lo
ngại hơn là sự hiện diện của một số lượng nhỏ các kim loại nặng như chì và crom
trong một số ghế ngồi ô tô cho trẻ em được kiểm tra. Hai chất này nằm trong
danh sách giới hạn bởi Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ (CPSC) về các sản phẩm trẻ
em.
Đối với
trẻ em có mức hấp thụ chì cao gấp 3-4 lần người lớn. Chì tích tụ ở xương, cản
trở chuyển hóa Canxi bằng cách kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D, gây độc cả cơ
quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên. Đặc biệt, chì gây tác động
mãn tính tới phát triển trí tuệ. Ngộ độc chì còn gây ra biến chứng viêm não ở
trẻ em.