SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Bản tin Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) tháng 10

[14/10/2015 10:48]

Thông tin cảnh báo từ các nước thành viên WTO

Sản phẩm gia cầm 

0bf43e55ea71090c4d4001030e1524cd_giasucgiacam-2014.jpg.pagespeed.ce.gH9V9yRTIc.jpg

Ngày 25/8/2015 Hoa Kỳ thông báo về việc sửa đổi định nghĩa và tiêu chuẩn phân loại “gà quay” nhằm đảm bảo đặc tính của sản phẩm gà quay trên thị trường hiện nay. “Gà quay” được xác định theo thuật ngữ để chỉ độ tuổi gà và trọng lượng gà chế biến sẵn. Sự thay đổi về gen và công nghệ ngày nay đã giúp giảm tuổi xuất chuồng và tăng trọng lượng của gia cầm, vì vậy Cơ quan kiểm tra và an toàn thực phẩm Hoa Kỳ đã sửa đổi định nghĩa và giảm quy định về tuổi gia cầm xuống tối thiểu 8 tuần tuổi và trọng lượng từ 5 tới 5.5 pound. Mục đích của việc sửa đổi là ngăn ngừa hành vi gian lận và bảo vệ người tiêu dùng. Các nước Thành viên WTO được phép đóng góp ý kiến đối với văn bản tới ngày 19/10/2015. Thông tin cụ thể về văn bản đề nghị xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/USA/15_3265_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1027

 

Nồi cơm điện

1531668_814208218605491_924248590_o.jpg

Ngày 2/9/2015, Trung Quốc thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc Trung Quốc đang xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia Trung Quốc quy định mức hiệu quả năng lượng của sản phẩm nồi cơm điện. Trong đó Điều 4.4, 4.5 và 4.6 của Tiêu chuẩn này bắt buộc áp dụng, các Điều khoản còn lại khuyến khích áp dụng. Tiêu chuẩn này đưa ra mức sử dụng hiệu quả năng lượng, chế độ chờ, mức tiêu dùng năng lượng ở chế độ giữ ấm, mức hiệu quả năng lượng tối thiểu cho phép, đánh giá mức tiết kiệm năng lượng, phương pháp thử… đối với sản phẩm này. Phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn là các sản phẩm nồi cơm điện không quá 2000W hoạt động trong điều kiện bình thường. Các nước Thành viên WTO có 60 ngày kể từ ngày 2/9/2015 để đóng góp ý kiến cho dự thảo Tiêu chuẩn. Văn bản dự kiến sẽ được ban hành 90 ngày sau ngày thông báo cho các nước Thành viên WTO và có hiệu lực 6 tháng sau khi ban hành. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/CHN/15_3460_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/CHN/1137

  Nhãn tiết kiệm năng lượng

bb768abe93213b28f81a5a6eb0a540b2.jpg

Ngày 2/9/2015 Châu Âu thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc xây dựng Quy định của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu quy định khung khổ ghi nhãn năng lượng. Quy định này sẽ thay thế  Chỉ thị số 2010/30/EU ngày 19/5/2010. Dự thảo đưa ra các quy định về nhãn năng lượng và thông tin sản phẩm đối với các sản phẩm tiêu dùng năng lượng cụ thể. Quy định cũng yêu cầu nhà cung cấp (nhà sản xuất và nhập khẩu) cung cấp thông tin từ mức A đến G trên nhãn và yêu cầu nhà bán lẻ chỉ rõ vị trí của nhãn này và thông tin liên quan cho người tiêu dùng. Mục đích của Quy định này là giúp người tiêu dùng có thông tin khi lựa chọn mua các sản phẩm sử dụng năng lượng và định hướng thị trường tới các sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Đây sẽ là đóng góp lớn cho việc tiết kiệm năng lượng ở Châu Âu và chống lại biến đổi khí hậu. Thông tin cụ thể về văn bản đề nghị xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/EEC/15_3308_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/EU/307

 

Nông sản và ngư sản thân thiện môi trường

300px-Aquakulturen_Rotalgen_Sansibar_1.jpg

Ngày 2/9/2015, Hàn Quốc thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc sửa đổi Luật thúc đẩy sản phẩm nông sản và ngư sản thân thiện với môi trường; quản lý và hỗ trợ thực phẩm hữu cơ. Những sửa đổi cụ thể đối với Luật này như sau: Hạn chế áp dụng chứng nhận thời gian dài cho những trường hợp thường xuyên vi phạm; tăng cường yêu cầu đối với thành viên của cơ quan công nhận, áp dụng thời gian dài hơn và tăng cường quản lý các tổ chức chứng nhận tư nhân; tăng cường các quy định đối với tổ chức chứng nhận và thông qua hệ thống đào tạo tái tạo; Xây dựng các quy định thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng nhằm tăng cường quản lý sau chứng nhận; Tăng cường quản lý an toàn vệ sinh đối với các sản phẩm đã được chứng nhận, quy trình công nhận mới cho các loại hạt hữu cơ, sửa đổi quy trình chứng nhận … Mục đích của các quy định sửa đổi này là để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người. Các nước Thành viên được phép đóng góp ý kiến đối với văn bản trong vòng 60 ngày kể từ ngày 2/9/2015. Thông tin cụ thể về văn bản đề nghị xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/KOR/15_3474_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/KOR/598

 

Khai thác gỗ bền vững

Go-hop-phap-60b65.jpg

Ngày 2/9/2015 Hàn Quốc thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật đối với sản phẩm gỗ. Dự thảo này sửa đổi Tiêu chuẩn cho sản phẩm gỗ đã được xây dựng trước đây để đảm bảo tăng cường chất lượng các sản phẩm gỗ và xây dựng trình tự đối với việc phân phối gỗ theo Điều 20 của Luật khai thác gỗ bền vững. Tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm gỗ gồm: gỗ đã xử lý để chống cháy, gỗ composite tổng hợp và gỗ ép strand board. Dự thảo sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6/2016. Các nước Thành viên WTO có thể đóng góp ý kiến trong vòng 60 ngày kể từ ngày 2/9/2015. Thông tin cụ thể về văn bản đề nghị xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/KOR/15_3475_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/KOR/599

 

Giấy gói/bọc

images.jpg

Ngày 14/9/2015 Uganda thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc xây dựng dự thảo đối với sản phẩm giấy gói, trong đó đưa ra các yêu cầu kỹ thuật và phương thử đối với giấy sử dụng để gói, bọc đồ vật, ví dụ: gói quà. Mục tiêu chính của Dự thảo này là thúc đẩy thương mại, đảm bảo chất lượng, bảo vệ sức khỏe và an toàn của con người, bảo vệ môi trường và ngăn ngừa hành vi gian lận và bảo vệ người tiêu dùng. Dự thảo sẽ được ban hành trong tháng 12/2015. Các nước Thành viên có 60 ngày để đóng góp ý kiến kể từ ngày 14/9/2015. Thông tin chi tiết liên quan tới biện pháp này đề nghị xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/UGA/15_3570_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/UGA/515

 

Các sản phẩm đioxit

 

bột dioxit mangan2.jpg

Ngày 15/9/2015 Châu Âu thông báo về việc xây dựng Dự thảo Quyết định của Ủy ban về việc không chấp nhận cybutryne như là một hoạt chất sử dụng trong các sản phẩm dioxit nhóm 21. Mục đích chính của Quyết định là nhằm bảo vệ sức khỏe của cộng đồng và môi trường, hài hòa sản phẩm dioxit trên thị trường Châu Âu. Dự thảo dự kiến ban hành trong tháng 11/2015 và có hiệu lực 20 ngày sau khi ban hành trên Công báo của Châu Âu. Các nước Thành viên WTO sẽ có 60 ngày kể từ ngày 15/9/2015 để đóng góp ý kiến cho Dự thảo này. Để biết thêm thông tin đề nghị xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/EEC/15_3620_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/EU/315

 

Đổi mới công nghệ - điều kiện cần để Doanh nghiệp Việt  Nam tham gia hội nhập

b1c74c3ecde0396c8e92a932bfb2d051_cn1.jpg

        Việt Nam đã đàm phán xong Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EV FTA) và cơ bản đã hoàn thành đàm phán Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cuối năm nay, Việt Nam sẽ trở thành thành viên Hội đồng Kinh tế ASEAN. Việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đem lại nhiều thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam. Ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm hàng hóa là điều kiện cần thiết để Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia hội nhập.Yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp Việt cạnh tranh bình đẳng trên sân chơi chung sau khi hội nhập là chất lượng và giá thành, cả hai yếu tố này đều phụ thuộc nhiều vào công nghệ, do đó, việc đổi mới công nghệ là cần thiết và là điều kiện tiên quyết đối với doanh nghiệp Việt.

            Nếu doanh nghiệp Việt vẫn sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu thì năng suất lao động sẽ rất thấp dẫn đến chất chất lượng sản phẩm không cao và dẫn đến doanh nghiệp sẽ khó tồn tại. Nhưng sản phẩm có chất lượng mà giá thành cao thì doanh nghiệp cũng khó trụ vững, vì vậy vấn đề mấu chốt là hàng hóa phải gắn liền với chất lượng và giá thành.

            Để sản phẩm có chất lượng và giá thành tốt thì doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ, tuy nhiên, việc đổi mới công nghệ thì doanh nghiệp phải thực hiện nhiều năm chứ không thể thay đổi trong nay mai. Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, đổi mới công nghệ không chỉ đơn giản là thay máy cũ bằng máy mới mà còn “kéo theo” cả một hệ thống quản lý và nguồn nhân lực vận hành.

            Để đổi mới công nghệ thì các doanh nghiệp phải xem lại, rà soát lại sự cạnh tranh với hàng hóa cùng loại của các nước, xem công nghệ họ sử dụng đang ở trình độ nào, chất lượng ra sao, giá thành, thông tin về sản phẩm hàng hóa để có những quyết định đầu tư tiêu chuẩn đầu vào hiệu quả để sản phẩm đầu ra cạnh tranh được với các nước khi Việt Nam hội nhập.

            Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng những việc này lẽ ra phải được chuẩn bị sớm hơn vài năm nhưng nếu tăng tốc thì doanh nghiệp Việt vẫn kịp hội nhập và phát triển, vấn đề là cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để doanh nghiệp nhận thức và quyết định đổi mới bởi đổi mới công nghệ không chỉ dừng ở việc nâng cấp hay thế máy móc cũ bằng máy móc mới. Chỉ có đổi mới công nghệ thì Việt Nam mới có thể tham gia vào sân chơi chung TPP và FTA một cách bình đẳng và có hiệu quả.

Ngoài vấn đề công nghệ, khi Việt Nam tham gia vào TPP thì việc tuân thủ bản quyền cũng cần được doanh nghiệp Việt chú trọng, bởi sở hữu trí tuệ là vấn đề lớn.Trong Luật Sở hữu công nghiệp còn có nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, tín hiệu vệ tinh, dữ liệu số... do đó, nhận thức của xã hội và doanh nghiệp Việt không chú trọng và không đủ trình độ sẽ sa vào “ma trận” kiện cáo, không đủ năng lực để tham gia các phiên tòa do tòa án quốc tế xử và sẽ thua thiệt thậm chí mất thương hiệu trên chính sân nhà.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, chiến lược phát triển khoa học công nghệ đến năm 2020 đã đề cập đến tốc độ đổi mới công nghệ nhưng hiện nay tốc độ đổi mới công nghệ đang rất chậm và chưa như mong muốn.Thủ tướng yêu cầu tốc độ đổi mới công nghệ phải đạt từ 15-20% mỗi năm, và thực tế tốc độ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt cần phải nhanh hơn nữa thì doanh nghiệp Việt mới có thể đáp ứng được trong khoảng thời gian quá ngắn.Với chức năng quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tạo cơ chế, chính sách tốt nhất cho doanh nghiệp nhưng không can thiệp được vào hoạt động của doanh nghiệp.

TBT Việt Nam

 

 (Để có nội dung đầy đủ các thông báo của các nước thành viên WTO, Quý bạn đọc có thể truy cập vào địa chỉ Portal của Văn phòng TBT Việt Nam: http://www.tbtvn.org)

 

Mọi góp ý đối với các dự thảo trên xin gửi về:

Văn phòng TBT Cần Thơ

Số 02 Lý Thường Kiệt, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Email: tbtcantho@tbtvn.org

Điện thoại: 07102 246 066

Theo tbtvn.org (Duc Luu)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ