Hộp xúc tác hạn chế khí thải gây ô nhiễm môi trường
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn do khí thải của các phương tiện giao thông gây nên, mới đây các nhà khoa học thuộc trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Hóa dầu (Viện Hóa học công nghiệp) đã nghiên cứu và chế tạo thành công hộp xúc tác nhằm hạn chế khí thải gây ô nhiễm môi trường cho các loại ô tô, xe máy.
Hộp xúc tác này được chế tạo từ thép không
rỉ, có khả năng chịu được axit, thành phần trong nó có chứa nhôm (Al) và crôm
(Cr). Chính dạng cấu trúc kim loại này có tác dụng chống ăn mòn trong môi
trường khí thải ngay cả khi nhiệt độ lên đến 1100oC. Việc sử dụng
nhôm và crôm làm kim loại xúc tác phân hủy các khí gây ô nhiễm đã giúp giảm giá
thành sản xuất, vì nếu như với quy trình công nghệ nước ngoài thì người ta
thường dùng kim loại là Platin, chì... nên giá thành rất cao.
Hộp xúc tác này có khả năng giảm thiểu và
loại trừ khí CO, NO, NO2... trong khí thải của động cơ khi hoạt
động. Các nhà khoa học còn nghiên cứu thành công phương pháp tẩm lớp kim loại
hoạt động lên lớp lưới xúc tác với quy trình chế tạo đơn giản.
Thành công này cho phép chế tạo ra những
hộp xúc tác có khả năng hạn chế tối thiểu khí thải gây độc hại cho môi trường
và hạ giá thành, có thể áp dụng trong điều kiện Việt Nam.