Giải thưởng Chất lượng quốc gia – Bước tạo lập bền vững cho doanh nghiệp Việt
Là một trong số ít giải thưởng tại Việt Nam được hình thành theo luật định, năm 2016, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG) đã bước sang năm thứ 20. Hai thập kỷ bền bỉ đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt, GTCLQG không chỉ dừng lại ở việc tôn vinh, ghi nhận những nỗ lực vượt khó thành công của doanh nghiệp mà còn là chuẩn mực để doanh nghiệp tự nhìn nhận, đánh giá và hoàn thiện mình để cạnh tranh và phát triển.
Nâng cao năng suất lao động – yếu tố sống
còn của doanh nghiệp thời hội nhập
Tạo nền tảng chất lượng
sản phẩm
GTCLQG do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định tặng thưởng
hàng năm và được thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định
số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ. GTCLQG được thiết lập và triển
khai trên cơ sở chấp nhận mô hình và 7 tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng Quốc
gia của Hoa Kỳ - Giải thưởng Malcolm Baldrige (MBA), mô hình được hơn 90 nước
trên thế giới coi là mô hình chuẩn để nghiên cứu học tập, xây dựng giải thưởng
chất lượng quốc gia của mình.
Theo báo cáo tại buổi họp báo về GTCLQG năm 2015, 77
doanh nghiệp đạt giải, trong đó: 20 doanh nghiệp được trao Giải Vàng; 57 doanh
nghiệp được trao Giải Bạc. Đặc biệt có 03 hồ sơ doanh nghiệp tham gia Giải thưởng
Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương (GPEA) do Tổ chức Chất lượng
Châu Á – Thái Bình Dương (APQO) chủ trì thực hiện.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cho biết, ngày
21/5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 712/QĐ-TTg phê duyệt Chương
trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh
nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (Chương trình 712). Theo đó, nhiều doanh nghiệp đã
tiếp cận đến với các chương trình về KH&CN cấp quốc gia do Bộ KH&CN
đang quản lý như: Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình công nghệ
cao hay Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia,… Với sự hỗ trợ của nhà nước,
mà trực tiếp là các viện nghiên cứu, các trường đại học, Bộ KH&CN,… nhiều
doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ để tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng.
Hiện nay, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã có
thứ hạng tương đối cao trên thế giới. Năm 2015, Việt Nam xếp 68/144 quốc gia về
năng lực đổi mới sáng tạo thông qua hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động của
các tổ chức KH&CN. Thứ hạng đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2015 là
52/141 quốc gia. Việt Nam là quốc gia dẫn đầu trong khu vực ASEAN về đổi mới
sáng tạo.
“Các Chương trình quốc gia cũng như Giải thưởng Chất lượng
Quốc gia có tác động rất lớn đến sự đổi thay của doanh nghiệp và có bước phát
triển về sản phẩm hàng hóa của Việt Nam” Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Công nghệ Cao
Traphaco Vũ Thị Thuận cho biết, GTCLQG là sự ghi nhận xứng đáng và kịp thời đối
với mỗi doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, ứng dụng KH&CN, đổi mới sáng tạo để
nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Mục tiêu Traphaco đang theo
đuổi đó là phát triển các sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng đẩy mạnh ứng dụng
KH&CN, nâng cao năng suất lao động hướng đến mục tiêu phát triển và gắn kết
vì lợi ích cộng đồng, bảo vệ môi trường.
“Ngoài việc giúp Traphaco có được định hướng về tiêu chí
và có động lực để tiếp tục hoàn thiện những quy trình sản xuất của mình, mang lại
những sản phẩm chất lượng cao cho xã hội. Việc tham gia, đạt giải cao của
Traphaco còn là trách nhiệm, nghĩa vụ để chúng tôi phải tiếp tục duy trì và
hoàn thiện hơn nữa theo các tiêu chí của giải thưởng”, bà Thuận nhấn mạnh.
Tăng năng suất chất lượng
Ông Trần Văn Vinh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng, Phó Chủ tịch Hội đồng GTCLGQG cho biết việc Việt Nam gia WTO,
FTA, TPP,… sẽ mở ra các cơ hội cạnh tranh sòng phẳng đối với các doanh nghiệp.
Do đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tự khẳng định chính mình. Tuy nhiên,
một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp Việt đang gặp phải hiện nay là
năng suất chất lượng - điều sống còn của các doanh nghiệp.
Theo ông Vinh, doanh nghiệp có nhiều cách để nâng cao
năng suất chất lượng, việc tham gia GTCLQG với các tiêu chí của giải là một
trong số các giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
|
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và
các doanh nghiệp đạt giải GPEA |
Ông Phạm Ngọc Bích, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thiết
bị điện (THIBIDI) cho biết, từ đầu năm 2000, THIBIDI đã đạt được chứng nhận về
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 do tổ chức chứng
nhận quốc tế BUREAU VERITAS – Anh Quốc và Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn
Quacert– Việt Nam cấp. Phòng thử nghiệm máy biến áp của THIBIDI được VILAS công
nhận phù hợp theo tiêu chuẩn ISO/IEC-17025. Sản phẩm máy biến áp của THIBIDI được
sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn Quốc tế (IEC) và đạt
tiêu chuẩn sản phẩm tiết kiệm năng lượng TCVN 8525.
Nhờ không ngừng cải tiến, đầu tư công nghệ để nâng cao chất
lượng sản phẩm, mức tăng trưởng bình quân của công ty luôn đạt trên 20%/năm. Chỉ
tính riêng năm 2015, công ty đạt doanh thu hơn 2 ngàn tỷ với hơn 45% thị phần
được xuất khẩu sang thị trường ngoài nước.
Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau thuộc Tập đoàn Dầu
khí Quốc gia Việt Nam mới được cổ phần hóa nhưng đã mạnh dạn đăng ký tham gia
GTCLQG. Bà Trần Thị Bình, Ủy viên Hội đồng Quản trị công ty chia sẻ, công ty
luôn coi trọng vấn đề chất lượng sản phẩm, điều này thể hiện ngay từ khâu thiết
kế trong nhà máy cho đến khi đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Đặc biệt,
công ty đã áp dụng và đưa vào vận hành các hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật tiên tiến nhất nhằm đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của các đối tác
trong và ngoài nước.
“Thật vui mừng vì ngay lần đầu tham gia, chúng tôi đã đạt
Giải Vàng GTCLQG. Đây thực sự là sự khích lệ to lớn và đồng thời cũng là trách
nhiệm để chúng tôi cần tiếp tục nỗ lực hoàn thiện để mang đến những sản phẩm tốt
nhất cho người tiêu dùng”, bà Bình hồ hởi.
Cũng theo bà Chu Hương Giang, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ
phần Minh Dương – đơn vị hai lần nhận Giải Vàng GTCLQG, các tiêu chí áp dụng
trong GTCLQG đều phù hợp và cần thiết đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn
hiện nay. Các doanh nghiệp nên mạnh dạn tham gia giải thưởng, điều này không chỉ
để được vinh danh mà ý nghĩa hơn cả là để được tự đánh giá, tự nhìn nhận lại
mình một cách khách quan; biết được điểm mạnh, yếu để khắc phục nhằm tạo lập
cho doanh nghiệp cơ hội phát triển bền vững trong xu thế hội nhập.
Từ năm 1996 đến năm 2015
đã có 1.690 lượt doanh nghiệp tham gia GTCLQG, 188 doanh nghiệp đạt Giải Vàng,
128 doanh nghiệp được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến nay, 37
doanh nghiệp đã được trao giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương
(GPEA).
Ngày 30/7/2015, Tổ chức
Chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương (APQO) đã chính thức công bố kết quả tham dự
Giải thưởng GPEA năm 2015 với 03 doanh nghiệp đạt giải gồm: Công ty Cổ phần Tập
đoàn Thiên Long; Công ty TNHH MTV Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam OSCVN; Công
ty TNHH Nam Dược.
www.truyenthongkhoahoc.vn(lntrang)