Chế độ tự chủ tài chính của tổ chức KH&CN công lập
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập thay thế Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định số 96/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP.
Theo
Nghị định số 54/2016/NĐ-CP tổ chức KH&CN công lập sẽ tự chủ về tài chính
trong hoạt động
Sau 10 năm triển khai Nghị
định số 115/2005/NĐ-CP với tinh thần đổi mới và giao quyền tự chủ mạnh mẽ cho tổ
chức KH&CN công lập, nhất là các quyền về thực hiện nhiệm vụ, tài chính,
tài sản, tổ chức bộ máy và nhân lực, nhiều tổ chức KH&CN đã chuyển đổi thành
công, khẳng định được vị thế, thương hiệu của đơn vị trên thị trường, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ khoa học.
Tuy nhiên việc thực hiện
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP đến nay chưa
có nhiều kết quả, các đơn vị chưa tự chủ được nguồn kinh phí bảo đảm tiền
lương, kết quả nghiên cứu về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội...
Chính vì vậy, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức
KH&CN công lập. Nghị định này quy định quyền tự chủ của tổ chức KH&CN
công lập bao gồm quyền tự chủ về tài chính, thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
nhân sự, quản lý và sử dụng tài sản.
Theo Nghị định, tổ chức
KH&CN công lập được phân loại theo mức độ tự bảo đảm về chi thường xuyên và
chi đầu tư gồm: Tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu
tư; tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; tổ chức
KH&CN công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Nghị định 54/2016/NĐ-CP
quy định rõ tự chủ về tài chính của các tổ chức KH&CN công lập trên. Cụ thể,
nguồn tài chính của tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và
chi đầu tư và tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên gồm nguồn
thu từ hoạt động KH&CN, sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết và nguồn
thu hợp pháp khác; nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại để
chi hoạt động thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản
phục vụ công tác thu phí; nguồn thu từ ngân sách nhà nước nếu được cơ quan có
thẩm quyền giao để thực hiện nhiệm vụ KH&CN, nhiệm vụ thường xuyên theo chức
năng, dịch vụ sự nghiệp công; nguồn thu từ ngân sách nhà nước để thực hiện các
nhiệm vụ không thường xuyên nếu được cơ quan có thẩm quyền giao; nguồn vốn vay,
viện trợ, tài trợ theo quy định hiện hành.
Nguồn tài chính đối với tổ
chức KH&CN công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và tổ chức
KH&CN công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên gồm: nguồn thu từ ngân
sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ KH&CN, nhiệm vụ thường xuyên theo chức
năng, dịch vụ sự nghiệp công; nguồn thu từ ngân sách nhà nước để thực hiện các
nhiệm vụ không thường xuyên; nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để
lại để chi hoạt động thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị,
tài sản phục vụ công tác thu phí; nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định
hiện hành; nguồn thu từ hoạt động KH&CN, hoạt động sản xuất, kinh doanh,
liên doanh, liên kết và nguồn thu khác theo quy định hiện hành.
Nghị định cũng quy định
chính sách ưu đãi đối với tổ chức KH&CN công lập. Theo đó, tổ chức
KH&CN công lập được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định hiện
hành. Cụ thể, tổ chức KH&CN công lập được vận dụng cơ chế tài chính như
doanh nghiệp thì được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và
ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như đối với
doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ, cụ thể được áp dụng thuế suất 10% trong
thời gian mười lăm năm, được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số
thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo.
Ngoài ra, tổ chức
KH&CN công lập còn được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng và các ưu đãi
khác theo quy định hiện hành.
www.truyenthongkhoahoc.vn(lntrang)