Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và quy định về quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thủy sản của Singapore
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và quy định về quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thủy sản của Singapore
1. Quy định chung của Singapore về vệ sinh an toàn thực phẩm :
Việc sản xuất, nhập khẩu và bày bán các sản phẩm thực phẩm tại
Singapore được điều chỉnh bởi Luật Thực phẩm năm 2002 và Quy chế thực phẩm năm
2006, chịu sự quản lý của Cơ quan quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm và thú y
(Agri-Food and Veterinary Authority of Singapore - AVA) là cơ quan trực thuộc Bộ
Phát triển Quốc gia (Ministry of National Development).
Luật Thực phẩm 2002 có 5 chương gồm phần mở đầu, cơ quan quản lý,
các điều khoản chung (như nhãn mác, chất dinh dưỡng, đăng ký nhập khẩu thực phẩm,
quy định về chất phụ gia, thành phần thêm vào trong thực phẩm, dư lượng kháng
sinh và dư lượng thuốc trừ sâu, thực phẩm được chiếu xạ), quy định về tiêu chuẩn
và nhãn mác đối với 221 sản phẩm thực phẩm (gồm bột mỳ, bánh kẹo, thịt và sản
phẩm thịt, cá và sản phẩm cá, sữa và sản phẩm sữa, dầu ăn, dầu trộn, mứt, kem,
nước chấm và dấm, đường và sản phẩm đường, chè, cà phê và cacao, nước hoa quả,
đồ uống có cồn và không cồn, muối, gia vị, thực phẩm hỗn hợp, gạo) và điều khoản
phạt.
Quy chế Thực phẩm 2006 quy định về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ
thuật, chất phụ gia được phép và giới hạn tối đa; giới hạn mức có thể chấp nhận
được đối với dư lượng hóa chất, cũng như các tiêu chuẩn về ghi nhãn mác và quảng
cáo. Quy chế được xây dựng dựa trên khuyến nghị của Codex Alimentarius
Commission (CAC), tiêu chuẩn quốc tế đối với thực phẩm và các cơ quan an toàn
thực phẩm của các nước phát triển, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. AVA thường
xuyên đánh giá các quy định để đảm bảo các quy định được cập nhật cho phù hợp với
thông lệ quốc tế và để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
2. Chính sách điều hành xuất khẩu, nhập khẩu lúa gạo của Singapore
Theo quy định hiện hành của Singapore gạo là mặt hàng thuộc diện
Chính phủ kiểm soát giá. Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh gạo ở bất kỳ công
đoạn nào cho dù là nhập khẩu để tiêu thụ trong thị trường nội địa hay nhập khẩu
để tái xuẩt, lập kho dự trữ hay chế biến và bán buôn gạo đều phải có giấy phép
kinh doanh do Cục Doanh nghiệp Quốc tế Singapore (IES) trực thuộc Bộ Công
Thương Singapore cấp. Tất cả các lô hàng gạo nhập khẩu, tái xuất khẩu hay quá cảnh
Singapore đều phải có Giấy phép nhập khẩu, tái xuất khẩu hoặc quá cảnh
Singapore. Các nhà nhập khẩu có thể bán gạo cho các cơ sở bán buôn hoặc trực tiếp
cho các cơ sở bán lẻ. Các nhà nhập khẩu cũng có thể xây dựng mạng lưới phân phối
của riêng mình nhưng giấy phép kinh doanh nhập khẩu và giấy phép kinh doanh bán
buôn gạo được cấp riêng. Việc xuất nhập khẩu và kinh doanh gạo hoàn toàn do các
doanh nghiệp tư nhân thực hiện.
a) Các nhà nhập khẩu Singapore phải xin giấy phép nhập khẩu từ Cục
doanh nghiệp quốc tế Singapore (IE Singapore),đồng thời IE Singapore cũng là cơ
quan chủ trì Chương trình Kho dự trữ gạo (RSS).
Giấy phép nhập khẩu gạo chỉ được cấp cho nhà nhập khẩu khi làm thủ
tục nhập khẩu và đã có kho dự trữ. Tuy nhiên, IE Singapore có thể cấp phép cho
nhà nhập khẩu gạo để dự trữ và cả nhà nhập khẩu gạo không dự trữ theo luật định
dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ Công Thương Singapore.
b) Chương trình Kho dự trữ gạo: Hiện được điều hành theo
Luật Quản lý giá (Chương 244) và Kiểm soát Giá (Gạo) ban hành năm 1990 với mục
tiêu là luôn bảo đảm cung cấp đủ gạo trên thị trường. Theo đó, mỗi nhà nhập khẩu
gạo khi xin cấp phép nhập khẩu cần có kho dự trữ và cần phải tham gia Chương
trình Kho dự trữ gạo. Tất cả các loại gạo trắng, gạo Basmati, gạo Ponni, gạo đồ
đều phải dự trữ, các nhà thương nhân nhập khẩu gạo để cung cấp cho thị trường nội
địa đều phải tham gia RSS và được IE Singapore cấp phép Kho dự trữ.
Các thương nhân có kho dự trữ phải cam kết trước về lượng gạo muốn
nhập khẩu hàng tháng (MIQ) để cung cấp cho thị trường nội địa và lượng gạo này
có thể được điều chỉnh tùy tình hình thị trường và thời kỳ nhất định. Lượng gạo
dự trữ tối thiểu hàng tháng cho gạo trắng là 50 tấn và không có lượng gạo dự trữ
tối thiểu hàng tháng cho Basmati, gạo Ponni, gạo đồ. Các doanh nghiệp tham gia
dự trữ cũng phải lưu một lượng dự trữ (SQ) trong kho được Chính phủ chỉ định và
lượng dự trữ này phải gấp đôi lượng muốn nhập khẩu hàng tháng với gạo trắng và
gấp đôi lượng muốn nhập khẩu trung bình hàng tháng cho gạo Basmati, gạo Ponni
và gạo đồ. Gạo dự trữ sẽ liên tục được thay mới, không trữ trong kho Chính phủ
quá một năm. Quyền sở hữu gạo thuộc về thương nhân tham gia dự trữ gạo, tuy
nhiên Chính phủ có quyền yêu cầu thu gom gạo có đền bù trong các trường hợp khẩn
cấp.
c) Tất cả các thương nhân nhập khẩu và ủy thác mặt hàng gạo đều phải
kê khai nhập và xuất khẩu, các nhà nhập khẩu gạo có thể bán buôn, bán lẻ và
cũng có thể thiết lập mạng lưới phân phối riêng.
d) Yêu cầu nhãn mác cho gạo: theo luật kinh doanh lương thực
(chương 283) thì mỗi bao gạo sẽ phải dán nhãn tương ứng cho từng chủng loại gạo
bán cho khách hàng theo quy định Lương thực (sửa đổi) năm 1990 để đảm bảo tất cả
gạo trước khi đóng gói bày bán tại Singapore phải dán nhãn với chi tiết như
sau:
- Chủng loại gạo
- Hàm lượng tinh bột
- Trọng lượng tịnh
- Nhãn hàng (nếu có)
- Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu, nhà phân phối, đại lý hoặc đơn
vị đóng bao.
e) Thủ tục cấp phép nhập khẩu gạo:
Nhà nhập khẩu phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh tại
Singapore và có thể xin cấp giấy phép nhập khẩu gạo trực tuyến tại trang web:
www.business.gov.sg/licences. Giấy phép chuyến sẽ được cấp cho nhà nhập
khẩu trong vòng 3 đến 5 ngày làm việc.
3. Quy định của Singapore đối với nhập khẩu mặt hàng rau quả, thực
phẩm (trái cây đã qua chế biến được quy định như thực phẩm chế biến), thủy sản:
Cơ quan quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm và thú y (Agri-Food
and Veterinary Authority of Singapore - AVA) là cơ quan trực thuộc Bộ Phát triển
Quốc gia (Ministry of National Development), quản lý về an toàn thực phẩm cho cả
thực phẩm sơ cấp và thực phẩm chế biến. AVA đảm bảo sự an toàn của tất cả các
thực phẩm từ sản xuất đến khi bán lẻ. AVA áp dụng phương pháp khoa học phân
tích rủi ro và phương pháp quản lý tiếp cận dựa theo tiêu chuẩn quốc tế để đánh
giá và đảm bảo an toàn thực phẩm. Chức năng chính của AVA là đảm bảo cung cấp
thực phẩm an toàn cho người dân, đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm và giá cả ổn
định, bảo vệ sức khỏe động thực vật, bảo vệ quyền lợi động vật, thúc đẩy công
nghệ nông nghiệp, đầu tư nghiên cứu, phát triển và bảo vệ động vật hoang dã.
3.1. Các thành phần của hệ thống an toàn thực phẩm AVA gồm:
- Xem xét hệ
thống sản xuất và thực hành tại nguồn;
- Đánh giá
rủi ro và thiết lập các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và ghi nhãn thực phẩm;
- Gắn
thẻ các lô hàng, sản phẩm chính để theo dõi nguồn, ghi nhãn thực phẩm để tạo điều
kiện thu hồi;
- Kiểm tra
sản phẩm sơ chế và thực phẩm chế biến tại các điểm nhập cảnh vào Singapore;
- Kiểm tra
trước và sau giết mổ tại lò mổ địa phương;
- Kiểm
tra và công nhận trang trại nguồn, lò mổ, nhà máy chế biến thực phẩm cả trong
và ngoài nước;
- Giám sát
các mối nguy hiểm trong thực phẩm và chế biến;
- Xét nghiệm
để phát hiện và phân tích nguyên nhân gây bệnh và các chất hóa học trong chăn
nuôi gia súc, thịt đông lạnh và ướp lạnh, sống và cá ướp lạnh, rau, trái cây,
trứng và thực phẩm chế biến;
- Thúc đẩy
việc thông qua nông nghiệp và sản xuất thực hành tốt và hệ thống đảm bảo an
toàn thực phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm;
- Thiết lập
mối quan hệ với các cơ quan tương ứng của các quốc gia khác;
- Theo dõi
chặt chẽ tình hình thế giới liên quan đến an toàn thực phẩm và các mối đe dọa
tiềm năng;
Hệ thống an toàn thực phẩm được hỗ trợ bởi việc thực thi các tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm, thông qua một khuôn khổ pháp lý cũng như an toàn thực
phẩm, thông qua giáo dục cộng đồng về trách nhiệm của AVA, công nghiệp thực phẩm
và công chúng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm.
3.2. AVA phân loại thực phẩm thành các nhóm sau:
a. Thịt: các sản phẩm thịt bao gồm cả con hoặc các bộ phận của bất
kỳ động vật hoặc chim. Thịt có thể được nhập khẩu dưới dạng ướp lạnh, đông lạnh,
chế biến hay đóng hộp.
b. Cá: sản phẩm cá bao gồm bất kỳ các loại thực vật biển, nước
lợ hoặc cá nước ngọt, giáp xác, thân mềm và các loại khác, trứng. Sản phẩm cá ở
đây không bao gồm các loại cây cảnh. Sản phẩm cá có thể là ở dạng ướp lạnh,
đông lạnh, chế biến hay đóng hộp.
c. Loại trái cây tươi và rau quả: trái cây tươi và rau quả tươi
chưa qua chế biến. Trái cây và rau quả đã qua xử lý như cắt, gọt vỏ, đóng hộp
và đông lạnh được quy định như thực phẩm chế biến.
d. Trứng tươi: tham khảo bảng các loại trứng
e. Trứng chế biến: như trứng muối, trứng bảo quản, trứng dạng lỏng
và dạng bột, trứng nấu chín như trứng luộc, trứng tráng.
g. Thực phẩm chế biến: sản phẩm thực phẩm chế biến gồm tất cả các
sản phẩm thực phẩm bổ sung có tính chất thực phẩm ngoại trừ các sản phẩm thịt
và các sản phẩm cá, trái cây tươi và rau tươi.
h. Thiết bị thực phẩm: đồ dùng thực phẩm gồm các thiết bị thực phẩm
và đồ dùng thực phẩm. Đồ ăn gồm bát, chén, đĩa, chảo, nồi và chai nước; đồ dùng
thực phẩm không giới hạn đũa, dĩa, thìa.
3.3. Quy định
Doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm phải tuân thủ các quy định liên
quan như sau:
Loại
thực phẩm
|
Quy
định
|
Thịt và cá
|
- Luật về Thịt và Cá sạch
- Luật về kinh doanh thực phẩm
- Quy định về Thực phẩm
|
Rau quả tươi
|
- Luật kiểm soát thực vật
- Luật về kinh doanh thực phẩm
- Quy định về Thực phẩm
|
Trứng tươi
|
- Luật về Động vật và gia cầm
- Luật về kinh doanh thực phẩm
- Quy định về Thực phẩm
|
Trứng chế biến
Thực phẩm chế biến
Thiết bị thực phẩm
|
- Luật về kinh doanh thực phẩm
- Quy định về Thực phẩm
|
3.4. Yêu cầu đối với nhập khẩu:
a. Thịt và sản phẩm thịt: yêu cầu phải có giấy phép; nhập khẩu
thịt và sản phẩm thịt chỉ được phép từ các nguồn đã được phê duyệt bởi AVA; mỗi
lô hàng phải kèm theo Giấy chứng nhận sức khỏe thú y do cơ quan thú y của nước
xuất khẩu cấp, xác nhận rằng đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về sức khỏe động vật
và an toàn thực phẩm của Singapore.
Mỗi thùng
và đơn vị đóng gói cơ bản của thịt và sản phẩm nhập khẩu phải được dán nhãn với
các nội dung sau đây:
- Mô tả của
sản phẩm thịt;
- Nguồn gốc
quốc gia sản xuất sản phẩm thịt;
- Tên
thương hiệu của sản phẩm thịt (nếu có);
- Tên và chỉ
định số lượng các cơ sở chế biến, trong đó có ngày của của các sản phẩm thịt đã
được xử lý (nếu có);
- Đối với
trường hợp sản phẩm thịt chế biến cần có tên và số đăng ký của nhà giết mổ,
ngày giết mổ;
- Tên và số
đăng ký của cơ sở đóng gói, ngày đóng gói;
- Số lô và
nơi đóng hộp sản phẩm thịt, mã đóng hộp;
- Trọng lượng
tịnh của sản phẩm thịt chứa trong mỗi gói và thùng carton bên ngoài.
b. Cá và sản phẩm hải sản: yêu cầu phải có giấy phép và sự cho
phép của AVA; có thể nhập khẩu từ bất kỳ quốc gia nào. Cá được cho là sản phẩm
có nguy cơ rủi ro thấp. Chỉ có một số sản phẩm được cho là có nguy cơ cao (như
loại động vật có vỏ như trai sò, hàu, vẹm, cua, tôm) là đối tượng phải áp dụng
một số quy định như sau:
Sản
phẩm có nguy cơ cao
|
Điều
kiện
|
Hàu sống bỏ vỏ ướp lạnh
Thịt sò ướp lạnh
|
Cấm nhập khẩu
|
Tôm/tôm hùm, thịt cua ướp lạnh
|
Cấm nhập khẩu
|
Sò sống
|
- Chỉ được phép nhập khẩu từ các quốc gia đáp ứng yêu cầu của
AVA cho chương trình vệ sinh động vật có vỏ. Quốc gia hiện đã được phê duyệt
là Úc, Canada, Pháp, Ireland, Hà Lan, New Zealand, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.
- Mỗi lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan
có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp, xác nhận rằng các yêu cầu về sức khỏe động
vật và an toàn thực phẩm của Singapore đã được tuân thủ.
|
Sò đông lạnh
Thịt sò huyết đông lạnh
Tôm đông lạnh nấu chín
Thịt cua đông lạnh hoặc nấu chín
|
Mỗi lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan có
thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp, xác nhận rằng các yêu cầu về sức khỏe động
vật và an toàn thực phẩm của Singapore đã được tuân thủ.
|
c. Đối với
rau quả tươi: trái cây và rau quả tươi có thể được nhập khẩu từ bất kỳ quốc
gia nào, yêu cầu phải có giấy phép và sự cho phép của AVA. Căn cứ Luật quản lý
về thực vật (nhập khẩu và trung chuyển trái cây tươi và rau quả), trái cây tươi
và rau quả nhập khẩu không được chứa bất kỳ loại thuốc trừ sâu bị cấm, hoặc mức
độ dư lượng thuốc trừ sâu hoặc dư lượng hóa chất độc hại vượt quá mức quy định
tại Biểu thứ Chín của Luật Thực phẩm hoặc khuyến nghị của FAO/WHO. Giấy chứng
nhận kiểm dịch thú y phải được kèm theo mỗi lô hàng nhập khẩu từ các nước trong
khu vực Nam Mỹ. Mỗi thùng hàng phải được dán nhãn với các nội dung sau đây:
- Tên và địa
chỉ của nhà sản xuất;
- Mô
tả của sản phẩm.
Tất cả các
loại rau quả tươi nhập khẩu đều phải chịu sự kiểm tra của AVA. AVA sẽ lấy mẫu
và tiến hành kiểm dịch tại phòng thí nghiệm dựa trên chương trình giám sát chặt
chẽ.
d. Trứng
tươi: Trứng chỉ có thể nhập khẩu từ các nguồn đã được phê duyệt. Mỗi lô
hàng trứng phải được bắt nguồn từ một trang trại duy nhất. Giấy chứng nhận sức
khỏe thú y do cơ quan thú y của nước xuất khẩu cấp phải kèm theo mỗi lô hàng.
Giấy chứng nhận có thời hạn trong vòng 7 ngày từ ngày nhập khẩu và tuân thủ tất
cả các điều kiện quy định tại Điều thú y của AVA đã nêu.
e. Trứng chế
biến: Trứng chế biến chỉ có thể nhập khẩu từ các nguồn đã được phê duyệt.
Mỗi lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan thú y của
nước xuất khẩu cấp, xác nhận rằng các yêu cầu về sức khỏe động vật và an toàn
thực phẩm của Singapore đã được tuân thủ.
g. Đối với
thực phẩm chế biến và các thiết bị thực phẩm: được nhập khẩu từ bất kỳ quốc
gia nào, yêu cầu phải đăng ký và cho phép của AVA. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải
đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm chế biến mà doanh nghiệp có ý định nhập khẩu
được sản xuất tại một cơ sở dưới sự giám sát thích hợp của cơ quan thực phẩm có
thẩm quyền của nước xuất khẩu hoặc trong đó có một chương trình đảm bảo chất lượng
được AVA chấp nhận. Doanh nghiệp được yêu cầu cung cấp những giấy tờ chứng minh
rằng các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất tại một cơ sở đúng theo quy định. Riếng
đối với những sản phẩm có độ rủi ro cao như sữa công thức cho trẻ em, đồ nước uống
thì doanh nghiệp phải cung cấp Giấy chứng nhận Y tế, kiểm tra lấy mẫu, sau đó đạt
tiêu chuẩn mới cho phép tiêu thụ và có thực hiện giám sát sản phẩm sau khi tiêu
thụ trên thị trường.
3.5. Thủ tục
- Các doanh
nghiệp nhập khẩu phải là công ty đã được đăng ký kinh doanh tại Cơ quan quản lý
Doanh nghiệp và Kế toán Singapore về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh (ACRA –
tham khảo thêm website: http://acra.gov.sg), ACRA sẽ cấp cho doanh nghiệp
mã số thực thể duy nhất (UEN), sau đó nhà nhập khẩu cũng phải đăng ký UEN với Hải
quan Singapore tại website:http://www.tradexchange.gov.vn,
- Để bảo đảm
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn của Cơ
quan quản lý về kiểm nghiệm kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm của
Singapore (AVA - http://www.ava.gov.sg/), AVA sẽ trực tiếp kiểm tra, xem
xét và cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu và lưu hành dành cho sản phẩm, nhà nhập khẩu,
nhà cung cấp và thậm chí cho trang trại, nơi trồng trọt – chế biến của nước xuất
khẩu khi có yêu cầu.
- Thủ tục
và yêu cầu đối với thực phẩm và thực phẩm chế biến như sau:
+ Yêu cầu của
Luật: nhập khẩu và tiêu thụ thực phẩm và thực phẩm chế biến được quy định bởi
Luật kinh doanh thực phẩm và Quy định về thực phẩm. Tất cả sản phẩm thực phẩm
được nhập khẩu vào Singapore để bán được yêu cầu phù hợp với các tiêu chuẩn về
thực phẩm trong nước và yêu cầu về nhãn mác được quy định ở Quy định về thực phẩm.
Luật kinh doanh thực phẩm và Quy định về thực phẩm được đăng tải trên website của
AVA: http://www.ava.gov.sg/legislation/ListOfLegislation.
+ Đăng ký
nhập khẩu: tất cả các nhà nhập khẩu thực phẩm và thực phẩm chế biến được yêu cầu
đăng ký với Nhóm kiểm dịch và kiểm tra (QIG) của AVA trước khi nhập khẩu. Nhà
nhập khẩu có thể đăng ký online tại http://licence1.business.
gov.sg/AVA/authentication/showLogin.action.
+ Giấy phép
nhập khẩu: một giấy phép nhập khẩu được yêu cầu cho mỗi container nhập khẩu thực
phẩm hoặc thực phẩm chế biến. Các nhà nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu
qua hệ thống Tradenet (http://tradexchange.gov.sg) trước khi nhập khẩu. Mỗi một
mặt hàng thực phẩm cần được thông báo chính xác mã số HS codes và codes sản phẩm.
Danh sách thực phẩm và thực phẩm chế biến cùng với codes sản phẩm có thể tra
trên: http://www.ava.gov.sg/Resources/PrdCodesForTradeNet/. Giấy phép nhập
khẩu sẽ được cấp điện tử dựa trên việc thông qua và có thể in ra từ hệ thống
TradeNet system.
+ Thực phẩm
từ nguồn được quy định: mục tiêu lâu dài của chương trình an toàn thực phẩm của
AVA là đảm bảo thực phẩm an toàn tại nguồn. Thực phẩm xuất khẩu vào Singapore cần
thiết được sản xuất dưới các điều kiện về vệ sinh theo quy định thích hợp. Các
nhà nhập khẩu thực phẩm được yêu cầu cung cấp thực phẩm từ các nguồn đã được
quy định. Họ được yêu cầu duy trì cung cấp các tài liệu chứng minh rằng các sản
phẩm mà họ nhập khẩu được sản xuất tại cơ sở có sự giám sát phù hợp của cơ quan
chức năng về thực phẩm hoặc có một chương trình đảm bảo chất lượng được AVA chấp
nhận. Việc lưu giữ và ghi chép lại những tài liệu như vậy được thực hiện bởi
các cán bộ của AVA và cần thiết khi được yêu cầu cung cấp.
+ Kiểm tra
sản phẩm: Trách nhiệm của các nhà nhập khẩu thực phẩm là đảm bảo rằng các sản
phẩm được nhập khẩu phù hợp với Luật kinh doanh thực phẩm và Quy định về thực
phẩm. Nhà nhập khẩu được khuyên kiểm tra chất lượng ngay từ lúc bắt đầu và kiểm
tra cẩn thận sản phẩm bằng cách gửi mẫu sản phẩm tới các phòng thí nghiệm được
công nhận để phân tích. Danh sách các phòng thí nghiệm được công nhận có thể
tra tại website của AVA: http://www.sac-accreditation.org.sg/Directory/Directory.asp.
+ Phương
pháp tiếp cận dựa trên rủi ro: AVA chấp nhận một cách tiếp cận dựa trên rủi ro
để hướng đến đảm bảo an toàn thực phẩm. Những sản phẩm thực phẩm đã xác định có
mức độ rủi ro cao hoặc có tiền sử về độ an toàn thực phẩm kém sẽ phải chịu sự
quản lý nhập khẩu chặt (rủi ro cao). Nhà nhập khẩu thực phẩm những sản phẩm này
được yêu cầu nộp Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) hoặc báo cáo phân
tích của phòng thí nghiệm để xác nhận về độ an toàn của thực phẩm. Những sản phẩm
này cũng sẽ phải chịu kiểm dịch và/hoặc lấy mẫu ở nơi nhập khẩu.
Nhà nhập khẩu
được yêu cầu kiểm tra nếu sản phẩm thực phẩm nhập khẩu được xác định cần quản
lý nhập khẩu chặt và phải phù hợp với các quy định và yêu cầu về nhập khẩu cụ
thể cho các sản phẩm như vậy. Các nhà nhập khẩu có thể kiểm tra trên website của
AVA: http://www.ava.gov.sg/NR/rdonlyres/B911AC69-7E1C-45FC-93D7-5992E06A8C5E/15401/ImportRequirementsofSpecificFoodProducts1
Ngoài ra, nhà nhập khẩu phải thực hiện đúng theo nội dung trong giấy
phép nhập khẩu.
+ Đối với
các mặt hàng thực phẩm muốn được nhập khẩu vào Singapore và bày bán tại các hệ
thống phân phối còn phải được cấp phép kinh doanh riêng theo Quy tắc thực hành
về sức khỏe môi trường và dán nhãn an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cho sức
khỏe người tiêu dùng bởi Cục Môi trường Quốc gia (NEA - http://app2.nea.gov.sg/public-health/food-hygiene).
- Đối
với mặt hàng thủy hải sản, các quy định và thủ tục của Cơ quan quản lý kiểm
dịch kiểm dịch động thực vật và Vệ sinh an toàn thực phẩm Singapore (AVA) khi
nhập khẩu cá và sản phẩm cá như sau:
+ Hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và tái xuất cá và sản phẩm cá của
Singapore được điều hành bởi AVA trong đó gồm các đơn vị nghiệp vụ như Cục
Thanh tra và Kiểm dịch thực vật (QID), Phòng Quy tắc Xuất nhập khẩu (IERD) và
Phòng Thực phẩm, được thực hiện theo Luật Cá, Thịt sạch (Wholesome Meat and
Fish Act), ở đây cá được hiểu là bao gồm bất kỳ loài cá và giáp xác, động vật
có vỏ, động vật da gai, động vật thân mềm, cá bột và trứng của chúng và các sản
phẩm từ cá được dành cho con người sử dụng.
+ Các doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu cá & các sản phẩm cá
phải xin cấp giấy phép từ AVA cho các hạt động nhập khẩu/ xuất khẩu/ tái xuất
và trung chuyển cá và các sản phẩm với lệ phí cấp giấy phép là $84/năm. AVA là
cơ quan cấp chứng chỉ về chất lượng, vệ sinh thực phẩm và chứng chỉ cho
các trang trại sản xuất đủ tiêu chuẩn cung cấp sản phẩm vào thị trường
Singapore.
+ Ngoài ra, do giấy phép nhập khẩu AVA là bắt buộc cho tất cả các
lô hàng sản phẩm cá cho nên nếu doanh nghiệp muốn được AVA chấp thuận thông
quan hàng hóa (hải sản) trên hệ thống TradeNet® (Trang dịch vụ Hải quan trực
tuyến) thì bắt buộc phải có Giấy phép nhập khẩu / Giấy phép xuất khẩu của AVA.
+ Khi khai báo xin thông quan hàng hóa trên hệ thống TradeNet®, mô
tả sản phẩm phải được thể hiện rõ ràng và mã sản phẩm, số lượng sản phẩm và đơn
vị đo lường của sản phẩm phải được nhấn mạnh vào các lĩnh vực có liên quan đến
sản phẩm.
+ Việc nhập khẩu các loài cá Tầm, cá Mập, cá Ngựa, Vẹm và Hải Sâm
bao gồm các bộ phận hoặc dẫn xuất của chúng phải kèm theo một Giấy phép CITES từ
các nước xuất khẩu, nhập khẩu vì đây là các loài được liệt kê trong Công ước
CITES.
+ Sau khi nhập khẩu, AVA vẫn duy trì quyền kiểm tra bất cứ lô hàng
nhập khẩu cá và sản phẩm cá. Các sản phẩm có nguy cơ gây hại cao như hàu sống/
đông lạnh, thịt sò huyết đông lạnh, tôm nấu chín đông lạnh hoặc thịt cua thô/ nấu
chín đông lạnh sẽ phải chịu kiểm tra bắt buộc bởi AVA trước khi bán ra thị trường.
Những sản phẩm này sẽ được đưa vào diện "tạm giữ và xét nghiệm" chờ kết
quả phân tích trong phòng thí nghiệm.
(Tham khảo thêm trên trang web của AVA như sau: www.ava.gov.sg.
)
Doanh nghiệp sẽ cần phải nộp hồ đơn xin giấy phép nhập khẩu hoặc
giấy phép thông quan hàng hóa thông qua hệ thống TradeNet trước khi doanh nghiệp
có thể nhập khẩu. Khi nộp đơn xin phép thông quan hàng hóa, doanh nghiệp phải
khai báo giấy phép/số đăng ký của doanh nghiệp, mã số HS đúng với mã số sản phẩm
của các sản phẩm doanh nghiệp đang nhập khẩu.
Bảng
phí các khâu trong quản lý nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm rau quả của AVA
Singapore như sau:
Loại
|
Phí
|
Giấy phép nhập khẩu
|
S$11.00/ lô hàng
|
Giấy phép CITES (Import & Export)
|
S$12/ loài với mức phí tối thiểu là S$60.00
|
Phí giám định cấp Giấy Chứng nhận Kiểm dịch Thực vật và Kiểm tra
sau thông quan.
|
Dành cho Hoa và Cây trồng
|
S$12.00 cho 24 thân hoặc 10 đơn vị
|
S$50.00 cho hơn 24 thân hoặc 10 đơn vị
|
Cây trồng đã qua chế biến
|
S$12.00 cho 5 kg
|
S$50.00 cho hơn 5 kg
|
Phí xác nhận cho Giấy Chứng nhận Kiểm dịch thực vật và khử trùng
|
S$15.00/ bộ
|
Phí thay thế Giấy Chứng nhận Kiểm dịch thực vật
|
S$12.00/ bộ
|
Thịt
|
Thịt đông lạnh, ướp lạnh hoặc chế biến - S$4.60/100kg hoặc theo
phần. Thịt hộp - S$77/lô hàng
|
Cá
|
S$3/lô hàng
|
Trứng tươi
|
S$62/lô hàng
|
Rau quả tươi
|
S$3/lô hàng
|
Thực phẩm chế biến
|
Không áp dụng
|
Dụng cụ thiết bị thực phẩm
|
Không áp dụng
|