Công trình của nghiên cứu sinh VN đột phá tại Úc
Một công trình khoa học được đánh giá là mang tính đột phá trong vòng 30 năm qua ở lĩnh vực công nghiệp và môi trường, vừa được nghiên cứu sinh Việt Nam tại Úc Cao Đình Hùng thực hiện. Đó là phương pháp nhân tạo “Kiểu mới” để sản xuất ra các giống cây thân gỗ cứng nhiệt đới, cho hiệu quả cao gấp hàng chục triệu lần so với các phương pháp thông thường hiện nay.
Phương pháp nhân tạo “Kiểu mới” để sản xuất
các giống cây than gỗ cứng là phương pháp nhân giống dễ thực hiện lại đơn giản
hơn nhiều so với phương pháp tái sinh cây bằng nhân bản vô tính thực vật như
hiện nay. Bên cạnh đó, thời gian thực hiện được rút ngắn hơn rất nhiều.
Với phương pháp nhân giống thông thường, một hạt giống chỉ có thể nhân ra 100
cây trong vòng một năm nhưng với phương pháp nhân tạo “Kiểu mới” do Cao Đình
Hùng nghiên cứu, có thể nhân giống ra 10 triệu cây/năm. Trong khi đó lại giảm
được một nửa quy trình xử lý trong phòng thí nghiệm và chăm sóc sau khi tiến
hành nhân giống.
Các ưu điểm của việc nhân bản vô tính thực
vật bằng hạt nhân tạo “Kiểu mới” được ứng dụng vào thực tế dễ dàng, nhanh chóng
thiết lập các cánh rừng mới một cách hiệu quả.
Công nghệ hạt nhân tạo “Kiểu mới” của nghiên cứu sinh Cao Đình Hùng cho phép
mỗi năm sản xuất được khoảng 10 triệu hạt nhân tạo từ cây bạch đàn lai và 6
triệu hạt nhân tạo cây gụ từ một hạt giống ban đầu của mỗi loại cây.
Phó Giáo sư Stephen Trueman, chuyên ngành thực vật học của Trường Đại
học Sunshine Coast (Úc) nơi Cao Đình Hùng đang làm Nghiên cứu sinh nhận định
trên Tạp chí Thực vật của nước này: Đây là bước đột phá quan trọng trong vòng
30 năm qua ở lĩnh vực công nghiệp và môi trường. Việc nhân giống loại cây gỗ
cứng nhiệt đới đã giải quyết được vấn đề tái sinh cây mà các phương pháp nhân
bản vô tính thực vật đang gặp khó khăn hoặc thực hiện không có hiệu quả.