SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN NẤM MEN VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÊN MEN RƯỢU CÀ NA

[26/09/2019 14:27]

Cà na là loại cây trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Phi và Nam Á. Tại Việt Nam, cà na được trồng ở nhiều địa phương, quả có vị chua chát và hương thơm đặc trưng. Việc phân lập và tuyển chọn các dòng nấm tốt, đồng thời nghiên cứu lên men rượu cà na góp phần làm đa dạng các sản phẩm lên men từ trái cây và nâng cao giá trị kinh tế của quả cà na.

Hiện nay, rượu vang trái cây đã trở thành sản phẩm được ưa chuộng trong các buổi lễ hội và các buổi tiệc gia đình, do đó, việc phân lập nấm men nội sinh trong trái cây và lên men rượu vang được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Cà na là loại cây gỗ đặc trưng của nhiều địa phương ở Việt Nam. Các bộ phận của cây cà na có nhiều công dụng trong cuộc sống hằng ngày. Rễ, quả và lá được dùng làm thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Vỏ cây có tinh dầu và tanin được sử dụng như dược liệu chống dị ứng và bảo vệ da. Quả cà na được dùng làm mứt, muối dưa, ô mai. Tuy nhiên những giá trị kinh tế của quả cà na không cao, các sản phẩm từ quả cà na còn khá ít nên dẫn đến việc lãng phí nguồn nguyên liệu giàu dinh dưỡng này. Nghiên cứu hoàn thiện quá trình lên men rượu cà na không những góp phần đa dạng hóa các sản phẩm lên men từ trái cây mà còn làm tăng giá trị kinh tế cho quả cà na. Ngoài ra, việc phân lập những dòng nấm men nội sinh trong quả cà na có khả năng lên men ethanol cao cũng đem lại những lợi ích nhất định khi ứng dụng sản xuất cồn công nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho người dân từ cây cà na.

Từ nguồn quả cà na ban đầu của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng (Việt Nam) và Kandal (Campuchia), có 50 dòng nấm men đã được phân lập, chia thành 6 nhóm dựa vào hình  dạng tế bào và đặc tính sinh hóa. Kết quả phân lập cho thấy dòng nấm men R2B có khả năng lên men mạnh, sản phẩm rượu có độ cồn cao Dòng nấm men R2B (được định danh là Lachancea fermentati) phân lập từ quả cà  na được sử dụng hiệu quả tốt nhất cho quá trình lên men rượu cà na ở quy mô phòng thí nghiệm. Kết quả đạt được về các thông số cho điều kiện lên men tối ưu là: pH = 3,88; Brix = 24,01; mật số nấm men là 107 TB/mL; với thời gian lên men rượu thích hợp là 12 ngày. Sản phẩm rượu cà na sau khi lên men với điều kiện tối ưu có độ cồn cao (11,29% v/v), các chỉ tiêu kiểm tra đều đạt TCVN quy định về sản phẩm rượu vang (TCVN 7045:2009) và có giá trị cảm quan tốt. Bên cạnh đó, những kết quả khả quan này có tiềm năng ứng dụng rất cao vào quy trình sản xuất bioethanol cho những nghiên cứu tiếp theo.

Hiện nay, rượu vang trái cây đã trở thành sản phẩm được ưa chuộng trong các buổi lễ hội và các buổi tiệc gia đình, do đó, việc phân lập nấm men nội sinh trong trái cây và lên men rượu vang được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Cà na là loại cây gỗ đặc trưng của nhiều địa phương ở Việt Nam. Các bộ phận của cây cà na có nhiều công dụng trong cuộc sống hằng ngày. Rễ, quả và lá được dùng làm thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Vỏ cây có tinh dầu và tanin được sử dụng như dược liệu chống dị ứng và bảo vệ da. Quả cà na được dùng làm mứt, muối dưa, ô mai. Tuy nhiên những giá trị kinh tế của quả cà na không cao, các sản phẩm từ quả cà na còn khá ít nên dẫn đến việc lãng phí nguồn nguyên liệu giàu dinh dưỡng này. Nghiên cứu hoàn thiện quá trình lên men rượu cà na không những góp phần đa dạng hóa các sản phẩm lên men từ trái cây mà còn làm tăng giá trị kinh tế cho quả cà na. Ngoài ra, việc phân lập những dòng nấm men nội sinh trong quả cà na có khả năng lên men ethanol cao cũng đem lại những lợi ích nhất định khi ứng dụng sản xuất cồn công nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho người dân từ cây cà na.

Từ nguồn quả cà na ban đầu của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng (Việt Nam) và Kandal (Campuchia), có 50 dòng nấm men đã được phân lập, chia thành 6 nhóm dựa vào hình  dạng tế bào và đặc tính sinh hóa. Kết quả phân lập cho thấy dòng nấm men R2B có khả năng lên men mạnh, sản phẩm rượu có độ cồn cao Dòng nấm men R2B (được định danh là Lachancea fermentati) phân lập từ quả cà  na được sử dụng hiệu quả tốt nhất cho quá trình lên men rượu cà na ở quy mô phòng thí nghiệm. Kết quả đạt được về các thông số cho điều kiện lên men tối ưu là: pH = 3,88; Brix = 24,01; mật số nấm men là 107 TB/mL; với thời gian lên men rượu thích hợp là 12 ngày. Sản phẩm rượu cà na sau khi lên men với điều kiện tối ưu có độ cồn cao (11,29% v/v), các chỉ tiêu kiểm tra đều đạt TCVN quy định về sản phẩm rượu vang (TCVN 7045:2009) và có giá trị cảm quan tốt. Bên cạnh đó, những kết quả khả quan này có tiềm năng ứng dụng rất cao vào quy trình sản xuất bioethanol cho những nghiên cứu tiếp theo.

TC Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, Tập 2 I(Số 02/2018)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài