SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Phân lập và tuyển chọn các chủng nấm rễ nội sinh tăng khả năng chịu phèn mặn của cây lúa (Oryza sativa L.) trồng tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang

[25/09/2021 19:52]

Canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, đóng góp hơn 50% tổng sản lượng lúa gạo quốc gia và trên 90% lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, trước ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu đã tác động tiêu cực đến năng suất lúa và tinh hinh kinh tế - xã hội.

Ảnh: Internet

Nấm rễ nội sinh (AMF) có khả năng tồn tại và tạo dòng bên trong rễ cây lúa giúp tăng khả năng chống chịu trong điều kiện ngập nước. Do đó, để phân lập và tuyển chọn các chủng nấm rễ nội sinh bản địa có tiềm năng tăng cường khả năng chịu phèn mặn của cây lúa được trồng tại địa phương, Nguyễn Văn Lẹ, Thạch Thị Bảo Ngọc và Trần Hoàng Siêu đã thực hiện nghiên cứu “Phân lập và tuyển chọn các chủng nấm rễ nội sinh tăng khả năng chịu phèn mặn của cây lúa (Oryza sativa L.) trồng tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang”.

Từ 14 mẫu đất vùng rễ lúa tại huyện Giang Thành tuyến chọn được 8 chúng AMF (101, 102, 103, 104, L05, 106, 107, 108) giúp tăng khả năng chống chịu phèn mặn trên giống lúa OM5451 trong môi trường Yoshida có bố sung NaC1 6‰ và FeCl2 250 ppm. Trong điều kiện nhà lưới, tuyển chọn được 2 chúng là 103 và 108 thuộc 2 chi là Acaulospora sp. và Gigaspora sp. có tiềm năng giúp tăng khả năng chống chịu phền mặn trên giống lúa OM5451. Tỉ lệ xâm nhiễm của năm rễ nội sinh ở rễ lúa chiếm 20 - 50% trong điều kiện canh tác ngập nước, có mối tương quan nghịch với hàm lượng lân dễ tiêu trong đất (8,58 - 30,80 mg/100 g). Cấu trúc xâm nhiễm của AMF vào trong rễ lúa gồm dạng sợi nấm, túi (Vesicular) và chùm (Arbuscular) trong đó dạng sợi nấm và thể chùm (Arbuscules) chiếm ưu thế còn thể túi bóng (Vesicules) không được ghi nhận hoặc rất ít. Định danh dựa trên hình thái bào tử nấm rễ cho thấy, các chủng năm AMF phân lập thuộc 3 chỉ là Acaulospora sp., Gigaspora sp. và Septoglomus sp. trong đất canh tác lúa nhiễm phèn mặn. Tỉ lệ tại xâm nhiễm đạt từ cao đến rất cao 66,67% - 100% trong môi trường Yoshida với NaC 6‰, và FeCl2 250 ppm. Cây kí chủ ảnh hưởng đến tỷ lệ xâm nhiễm của AMF, trong đó chỉ Septoglomus sp. phù hợp với giống ĐT8 và 2 chỉ Acaulospora sp., Gigaspora sp. thích nghỉ với giống OM5451.

nhnhanh

 

Tạp chí Nông nghiệp & PTNT Số 12/2020
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài