SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cây ba kích tím (Morinda officinalisHow.) nuôi cấy mô trong quá trình thuần dưỡng ở giai đoạn vườn ươm

[22/07/2022 16:42]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Lê Thái Hùng, Hồ Thanh Hà, Phạm Cường,Trần Minh Đức, Huỳnh Kim Hiếu - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.

Ảnh minh họa

Cây ba kích tím (Morinda officinalis How.) thuộc chi Morinda, họ cà   phê (Rubiaceae), hay còn gọi cây  dây ruột gà. Đây là một loài dược liệu quý, sử dụng để chữa các bệnh phong thấp, giảm huyết áp, bổ dưỡng vàđược xem là thực phẩm chức năng, tăng cường sức khỏe cho nam  giới (Võ Văn Chi,2012). Cây dạng thân leo sống nhiều năm, thân có nhiều lông mịn, có lóng thân dài từ 5-10cm. Lá đơn nguyên mọc đối, phiến lá hình bầu dục thuôn ngược, đầu ngọn gấp, đuôi lá hình tim, phiến lá lúc non màu xanh, già màu trắng mốc. Hoa trắng sau chuyển vàng. Quả kép, khi chín có màu đỏ. Rễ cây phình to dạng củ (Phạm Hoàng Hộ, 1999; Võ Văn Chi, 2012). ỞViệt Nam, cây  ba  kích  tím  phân  bốnhiều ởcác  tỉnh phía Bắc, cũng như ởmiền Trung và được chú ý trồng  và phát  triển  (Trần  Lê  Đức, 1997; Trần Minh Đức và cs., 2015).

Cây ba  kích  nuôi  cấy  mô  đủ  tiêu chuẩn về chiều cao từ 2 -3 cm, số lá 1 -3 cặp vàphẩm chất tốt được cấy vào túi bầu PE (polyetylen) có kích thước 7 x 12 cm. Thínghiệm được tiến hành từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2020 tại vườn ươm Trung tâm thực  hành  và  nghiên  cứu  Lâm  nghiệp Hương Vân, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Các  thí  nghiệm  được  áp  dụng  kỹ thuật  chăm  sóc  đồng  nhất  một  số  yếu  tố trong giai đoạn vườn ươm như độ ẩm không khí tương đối, nhiệt độ, sử dụng hệ thống tưới phun sương tự động với số lần phun, thời gian phun được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thời tiết và từng giai đoạn của cây con.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây ba kích tím nuôi cấy mô được thuần dưỡng ởvườn ươm cần sử dụng công thức giá thể ruột bầu với 85% đất phù sa + 15% phân chuồng hoai, độ che sáng 50% và biện pháp bón thúc phân hữu cơ vi sinh với liều lượng bón là 300 g/m2 bầu cho kết quả sinh trưởng, tỷ lệ sống, phẩm chất cây vàtỷ lệ xuất vườn tốt nhất. Cây con sau 6  tháng  thuần  dưỡng  cho  tỷ  lệ  sống  đạt 86,1%, sinh trưởng vềchiều cao đạt 22,40 ± 1,41 cm, đường kính gốc 1,90 ± 0,06 mm, số lá sau 4 tháng đạt 11,46 ± 0,53 lá/cây và phẩm  chất  cây  giống  đạt  tiêu  chuẩn  xuất vườn từ 87,1%. Các kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học vàthực tiễn trong việc thuần dưỡng cây giống nuôi cấy mô ở giai đoạn  vườn  ươm,  góp  phần  tạo  ra  nguồn giống đủ tiêu chuẩn và phẩm chất tốt phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên cây dược liệu ba kích tím.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6/2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài