SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Một số đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của loài hoàng liên gai (Berberis julianae C.K. Schneid) ở vườn quốc gia Hoàng Liên, Lào Cai

[22/07/2022 16:53]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Bùi Tuấn Anh, Trần Văn Tú, Ngô Thị Minh Trang - Vườn Quốc gia Hoàng Liên thực hiện.

Ảnh minh họa

Hoàng  liên  gai (Berberis  julianae C.K.   Schneid.)thuộc chi Berberis, họ Hoàng liên gai (Berberidaceae), là loài được sử dụng để làm dược liệu do có hàm lượng Berberin cao và được buôn bán ở nhiều nơi (Võ Văn Chi,2012; Đỗ Tất Lợi,2000) tuy nhiên do bị khai thác mạnh và khả năng tái sinh  không  cao  nên. Trên  thế  giới,  chi Berberis có khoảng 500 loài, phân bố chủ yếu ở vùng Bắc bán cầu, nhất là các nước ở vùng  Trung  Á,  phía  Nam  Liên  bang  Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Trung Quốc đã biết 215 loài, trong đó có 197 loài đặc hữu (Flora of China Editorial Committee, 2001). Riêng  về  loài Berberis   julianae C.K. Schneid. ở trên thế giới mới chỉ thấy ghi nhận  được  ở Trung  Quốc,  gồm  các  tỉnh Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên(Junsheng  Ying  và cs., 2011); (Nguyễn Tiến Bân,1997); (Flora of China Editorial  Committee, 2001). Ở Việt Nam, loài hoàng liên gai được tìm thấy phân bố chủ yếu ở núi Hàm Rồng, đèo Ô QuýHồ, xã Sa Pả và xã Ngũ Chỉ Sơn thuộc thị xã Sa Pa. Hiện nay ở Việt Nam các loài thuộc chi Berberisvẫn chưa được nghiên cứu sâu về đặc điểm hình thái, sinh trưởng,...đặc biệt là về loài B.julianae. Số lượng cá thể loài hoàng liên gai ngoài tự nhiên bị suy giảm mạnh do bị khai thác quá mức. Loài này đã được đưa vào danh sách các loài thực vật nguy cấp trong Sách đỏ Việt Nam (2007) với cấp đánh giá "nguy cấp EN". Vì vậy, nghiên cứu về một số đặc điểm hình thái, sinh trưởng và tái sinh của hoàng liên gai sẽ góp phần bảo tồn và phát triển cây dược liệu này trong tương lai.

Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học và sinh thái  của  loài hoàng  liên  gai (Berberis julianaeC.K. Schneid.) tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, Sa Pa, Lào Cai.

Kế thừa các tài liệu nghiên cứu về phân bố, sinh học, sinh thái và tri thức sử dụng của người dân bản địa có liên quan đến cây hoàng liên gai và các thông số khí hậu tại khu vực nghiên cứu.

Phỏng vấn 30 người dân địa phương nắm được khu vực phân bố tự nhiên của loài với độ tuổi từ 35 đến 50 kết hợp với điều tra theo 3 tuyến (đèo Ô Quý Hồ, xã Sa Pả và xã Ngũ Chỉ Sơn) để xác định các khu vực có thể có loài hoàng liên gai phân bố; thu thập thông tin từ những người thường xuyên khai thác để bán (thời gian khai thác, khối lượng khai thác/ lượt, giá bán,...) cũng như thông tin từ chính quyền địa phương (số ngoài tự nhiên, tình trạng mua bán tại địa phương) để đánh giá mức độ khai thác từ trước đến nay.

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực vật học của Nguyễn Nghĩa Thìn(1977); các phương pháp nghiên cứu thực vật dân tộc học, cây thuốc của Nguyễn Bá Ngãi (1999), ... Sự sinh trưởng, phát triển và các đặc điểm sinh học(mùa hoa, mùa quả, các loài cùng quần xã, mật độ tự nhiên...)được xác định bằng việc theo dõi tăng trưởng theo chiều cao của 30 cá thể/nămphân bố tự nhiên tại xã Sa Pả với độ cao lâm phần là 1.500m, theo dõi mùa hoa -quả, số lượng quả, hạt, khả năng tái sinh tự nhiên quanh gốc của 30 cây mẫu. Nghiên cứu mật độ dựa vào ô tiêu chuẩn (OTC), tại khu vực có địa hình và thảm thực vật tiêu biểu đại diện nhất cho lâm phần, lập các OTC 20m x20  m hoặc 10m x10 m đối với cây trưởng thành và 5mx 5 m đối với cây tái sinh. Điều tra thành phần loài thảm thực vậttầng cây cao, thảm tươi có trong OTC, từ đó tìm hiểu mối liên hệ giữa hoàng liên gai với thành phần thảm thực vật.

Xác  định  một  số  yếu  tố sinh  thái -môi trường như độ ẩm, cường độ ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, nhiệt độ trung  bình  ngày, trung bình năm,...kết hợp giữa đo trực tiếp bằng nhiệt kế, thùng đo mưa,ẩm kế,...và thu thập các số liệu khí hậu tại trạm khí tượng thủy văn Sa Patrong 10 năm;  Xác định các loài thực vật chủ yếu cùng sinh sống với loài hoàng  liên  gai theo phương pháp  6  cây. Các theo dõi được thực hiện trong năm 2018 với 4 đợt (mỗi đợt 5 ngày) đại điện cho các mùa trong năm. Điều tra 4 đợt vào tháng 2, tháng 7, tháng 10 và tháng 12số liệu thu được xử lý bằng các phương pháp thống kê sinh học.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Hoàng liên gai là loài cây bụi, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, chịu nhiệt tốt; xác định mật độ loài Hoàng liên gai là 365 -380 cá thể/ha, sinh trưởng tốt ngoài tự nhiên ở độ cao 1.400-1.700m với giới hạn sinh thái (nhiệt độ, độ ẩm,ánh sáng,...) rất rộng.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6/2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài