SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá phẩm chất hạt giống và khả năng nhân giống hữu tính loài táu duyên hải (Vatica mangachapoi Blanco subsp.obtosifolia(Elmer) P.S. Ashton) tại tỉnh Thừa Thiên Huế

[22/07/2022 17:06]

Nghiên cứu do Nguyễn Hợi, Lê Thái Hùng, Hồ Đăng Nguyên - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.

Ảnh minh họa

Cây Táu  duyên  hải  hay  Táu  lá  tù (Vatica     mangachapoiBlanco     subsp. obtosifolia(Elmer) P.S. Ashton), thuộc họ Dầu (Dipteracarpaceae) là cây thân gỗ lớn được tìm thấy trong rừng hỗn giao đầm lầy than bùn hoặc trên đồi cát vùng ven biển ở một số quốc gia khu vực Đông Nam Á (Thái Lan,   Brunei,   Malaysia,   Philippine)   và Trung Quốc (Pooma  và  cs.,  2017). Ở Việt Nam, loài Táu này được ghi nhận phân bố duy  nhất  ở  các  đồi  cát  vùng  Duyên  hải Trung bộ (Phạm Hoàng Hộ, 1999). Trong đó, Thừa Thiên Huế là nơi được ghi nhận có sựphân bố tự nhiên của loài tại các quần thể rú cát nội đồng ven biển (Phan Thị Thúy Hằng, 2009). Tại đây, do các hoạt động khai thác làm chất đốt, vật liệu gia dụng nên hầu hết các cá thể ngoài tự nhiên có nguồn gốc từ tái sinh chồi, dạng cây bụi thân gỗ và phát triển  thành  dạng  cụm  khoảng  7-15  cây (Nicolas và cs., 2019).

Cùng với một số loài thực vật bản địa khác, Táu duyên hải được xem là loài bản địa giá trị có nhiều tiềm năng phát triển và đặc trưng cho các quần xã thực vật phân bố trên vùng đất cát nội đồng ven biển, nơi chịu nhiều ảnh hưởng điều kiện lập địa, thiên tai và biến đổi khí hậu (Trương Thị Hiếu Thảo và cs., 2015). Ngoài tác dụng cung cấp gỗ, làm củi đốt, thì theo cư dân ven biển huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) gọi tên loài cây này là cây Nến vìcó khả năng cho nhựa để thắp sáng  và  bảo  quản  ngư  cụ  cho  hoạt  động đánh bắt hải sản. Đây cũng là loài cây trồng bản địa được xem là có tiềm năng cung cấp giống cho công tác phục hồi rừng ven biển của Việt Nam, do nó có khả năng chống chịu, thích nghi tốt với đặc điểm khắc nghiệt của khí hậu và sự cằn cỗi của yếu tố thổ nhưỡng  tại  vùng  cát  ven  biển (Nicolas Wittmannvà cs., 2019).

Nghiên cứu này thực hiện 3 nội dung: Khảo sát đặc điểm và phẩm chất nguồn hạt giống; Đánh giákhả năng nảy mầm của  hạt  giống  trong  điều  kiện  bảo  quản thông thường; và, Đánh giá tỷ lệ sống, sinh trưởng, chất lượng cây con trên một số loại giá thể và ở các chế độ che sáng trong giai đoạn vườn ươm.

Nguồn  hạt  giống  được  thu  hái  từ những cây mẹ đã qua tuyển chọn về hình thái và độ tuổi; ưu tiên những cây đang có quả sai, chắc mẩy, phát triển đồng đều và chín rộ vào nửa đầu mùa quả chín của loài. Ngày thu hái giống: 18 và 19/8/2020.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Táu duyên hải mùa quả chín tập trung vào tháng 8 -9 hằng năm. Quả chín có màu vàng lam, hình chóp cầu đường kính dài x rộng là 6,2 ± 0,1 mm x 5,9 ± 0,1 mm. Khối lượng 1000 quả đạt 156 ± 6 gam và 1 kg quả có khoảng 6.687 ± 400 hạt. Độ thuần thấp nhất là 88,30%, tỷ lệ hạt sống của lô hạt thuần là 96%, tỷ lệ hạt có phẩm chất tốt là 80,67%.  Hạt Táu duyên hải nảy mầm từ4 -14ngày sau xử lý.Thế nẩy mầm thấp nhất 77,78%, tỷ lệ nảy thấp nhất 89,00% sau khi thu hái từ 2 -7 ngày và bảo quản ở nhiệt độ phòng 30 -310 C. Sử dụng che sáng 50% và giá thể ruột bầu là đất phù sa mới bồi tụthì sau 6 tháng ươm giống, tỷ lệ sống thấp nhất 91,43%, chiều cao trung bình 22,5 cm, đường kính gốc trung bình 2,90 mm, có 11 lá là phù hợp nhất để ươm Táu duyên hải.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6/2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài