SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp quản lý đất bền vững ở vùng cao của huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

[25/07/2022 16:36]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Văn Thành, Trương Thị Hằng, Trần Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Trọng Dũng - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.

Ảnh minh họa

Nghiên cứu này nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp quản lý đất bền vững (QLĐBV) của nông hộở vùng cao huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn 150 nông hộ bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Mô hình logit nhị thức được áp dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp QLĐBV của nông hộ ở vùngnghiên cứu.

Vùng cao Việt Nam là nơi sinh sống của khoảng 30% dân số Việt Nam. Sinh kế của người dân ở vùng này chủ yếu dựa vào canh tác nương rẫy trong khi phần lớn diện tích đất ở đây không thuận lợi cho sản xuất nông  nghiệp (World  Bank,2018).  Theo đánh giá, khoảng 62% diện tích đất ở vùng cao của Việt Nam có độ dốc trên 250vẫn được nông hộ sử dụng để canh tác do thiếu đất sản xuất. Canh tác trên đất có độ dốc cao, kết hợp với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật chưa hợp lý là nguyênnhân chính dẫn  đến  suy  thoái  đất  nghiệm  trọng (Clement  và  Amezaga,  2008). Hậu quả là, quá trình suy thoái đất ở vùng cao Việt Nam đã ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và sinh kế của người dân (MORNE,  2015; Vu  và cs., 2014). Nhiều nỗ lực đã được thực hiện bởi chính phủ, các tổ chức địa phương và quốc tế nhằm cải thiện tình trạng thoái hóa đất ở vùng cao thông qua việc giới thiệu và phổ biến các biện pháp quản lý đất bền vững (QLĐBV) đến nông dân. Tuy nhiên, rất ít nông dân vùng cao áp dụng các biện pháp này, vì vậy quá trình suy thoái đất đang có xu hướng gia tăng ở vùng cao Việt Nam (Schreinemachers và cs., 2013; Yen và cs., 2013).

Nghiên cứu chọn 2 xã Thượng Nhật và Hương Sơn để thu thập số liệu. Ở 2xã này, phần lớn (trên 80%) nông hộ có hoạt động canh tác trên đất dốc. Xã Hương Sơn cách thị trấn Khe Tre của huyện Nam Đông khoảng  6  km  về  phía  Tây.  Năm  2019, Hương Sơn có dân số 1.586 người (385 hộ) và diện tích đất tự nhiên 4.350,9 ha. Trên 90% đất đai của Hương Sơn là đất đồi, núi dốc. Hương Sơn có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 3,9%, hơn 90% dân số là người Cơ Tu. Phần lớn lao động của xã tham gia hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp (77,8%). Diện tích đất canh tác nông nghiệp của xã hạn chế, (khoảng  322  ha),  trong  đó  đất  trồng  cây hằng năm là 66,17ha, cây lâu năm 255,91ha; trong khi đó, diện tích đất lâm nghiệp của Hương Sơn khá lớn (3867,15 ha). Cây trồng  canh  tác  chủ  yếu  ở  đất  dốc  ở  địa phương gồm: keo, cao su, ngô, sắn, dứa và chuối (UBND xã Hương Sơn, 2019).

Xã Thượng Nhật cách thị trấn Khe Tre của huyện Nam Đông khoảng 7km về phía Tây Nam, có dân số 2.415 người (562 hộ), tỷ lệ hộ nghèo chiếm 6,3% số hộ toàn xã trong năm 2019. Hơn 90% dân số của xã là  người  Cơ  Tu.  Hầu  hết  lao  động  của Thượng Nhật tham gia hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp (74,8%).Theo báo cáo của UBND xã Thượng Nhật, năm 2019 trên 95  % tổng diện tích đất nông nghiệp của xã (515,06 ha) làđất đồi núi dốc. Diện tích đất nông nghiệp của xã chỉ chiếm 4,5%, trong đó có đến 54,57 ha cây hàng năm. Cũng như xã Hương Sơn, cây trồng chính trên đất dốc của địa phương gồm: keo, cao su, chuối, sắn và ngô (UBND xã Thượng Nhật, 2019).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trình độ văn hóa của chủ hộ, mức độ kiến thức của nông hộ về các biện pháp QLĐBV, sự tham gia của nông hộ vào các khóa đào tạo liên quan đến QLĐBV, lợi ích kinh tế và mức độ dễ áp dụng của các biện pháp QLĐBV và khoảng cách từnhà đến nương rẫy là những nhân tố ảnh hưởng ý nghĩa đến khả năng áp dụng các biện pháp xen canh, luân canh và che tủ đất của nông hộ ở vùng nghiên cứu. Nâng cao kiến thức của nông hộ vềcác biện pháp QLĐBV, và thúc đẩy họ tham gia các khóa đào tạo lên quan đến lĩnh vực này sẽ cải thiện mức độ áp dụng các biện pháp QLĐBV ở vùng nghiên cứu.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6/2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài