SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá tính bền vững của các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng thông minh với khí hậu tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

[25/07/2022 16:50]

Nghiến cứu do tác giả Lê Thị Hồng Phương - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.

 Ảnh minh họa

Phát triển nông nghiệp được xem là chìa khóa của quá trình thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc  biệt  là  các  nước  đang  phát  triển  (De Janvry vàSadoulet,  2010).  Khái  niệm  về nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) đã được trình bày và xác định trong phần đầu  tiên  của  Hội  nghị  toàn  cầu  về  nông nghiệp, an ninh lương thực, và BĐKH được tổ chức  tại The  Hague  năm  2010để  giải thích mối quan hệ giữa việc tăng năng suất trong  sản  xuất  nông  nghiệp  toàn  cầu,  cải thiện khả năng phục hồi của hệ thống sản xuất trong bối cảnh BĐKH và giảm phát thải  khí  nhà  kính  từ  nông  nghiệp  (FAO, 2010).Vì vậy CSA nhằm mục đích cải thiện sự hài hòa giữa phát triển nông nghiệp và ứng phó với BĐKH (Taylor, 2018).

Huyện  Phú  Vang,  tỉnh  Thừa  Thiên Huế được lựa chọn làm điểm nghiên cứu theo hai lý do chính sau. Thứ nhất, mặc dù là một huyện ven biển và đầm phá, nhưng đời sống của người dân huyện Phú Vang vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi (Hồ, 2019). Thứ hai, Phú Vang được đánh giá là một trong  những  huyện  đã  và  đang  áp  dụng nhiều  mô  hình  nông  nghiệp  theo  hướng CSA và bước đầu đã đạt được những kết quả khả thi (Trần, 2021).Tiến trình xác định các mô hình nông nghiệp theo hướng CSA được thực hiện như sau: (1) Phỏng vấn sâu cán bộ nông nghiệp và cán bộ khuyến nông cấp huyện, các mô hình đáp ứng 3 tiêu chí của CSA đề cập ở phần đặt vấn đề sẽ được xác định là mô hình theo hướng CSA (Lan và cs., 2018). (2) Tìm hiểu thông tin của các mô hình theo hướng CSA dựa vào kinh nghiệm từ các nông dân am hiểu thông qua các yếu tố: (i) mô hình có sử dụng giống địa phương không, (ii) kỹ thuật trồng  trọt  và chăn  nuôi có đáp  ứng những tác động của BĐKH hay không, và (iii) các mô hình đó có đem lại thu nhập cho người dân hay không. Từ đó lựa chọn các mô  hình  theo  hướng  CSA  tiêu  biểu  của huyện  trong  lĩnh  vực  trồng  trọt  vàchăn nuôi. Kết quả lựa chọn được 11 mô hình (được mô tả ở phần kết quả nghiên cứu).Tiến trình xác định nông hộ phỏng vấn như sau: sau  khixác định 11 mô hình tiêu biểu theo hướng CSA của huyện, căn cứ vào các can thiệp thích ứng của mỗi mô hình, nghiên cứu đã tổng hợp được 7 nhóm mô  hình  theo  hướng  CSA.  Theo  kết  quả thống kê của Phòng nông nghiệp và PTNT huyện,  tạithời  điểm  nghiên  cứu  (năm 2021), trên địa bàn toàn huyện Phú Vang có tổng 15,375 hộ tham gia  hoạt động nông nghiệp. Trong đó, tổng số hộ tham gia cả 7 nhóm mô hình là 323 hộ (chiếm tỷ lệ rất thấp,  chỉ  2.1%).  Với  danh  sách  323  hộ, nghiên  cứu  lựa  chọn  ngẫu  nhiên  60  hộ (chiếm tỷ lệ khoảng 20% tổng số mẫu) để khảo sát.

Nghiên cứu và lựa chọn các mô hình nông nghiệp theo hướng thông minh với khí hậu (Climate smart-Oriented agricultural practices: CSA) là hết sức quan trọng và cần thiết để hỗ trợ nông dân sản xuất nhỏ cũng như chính quyền địa phương ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu (BĐKH) đồng thời đảm bảo an ninh lương thực bền vững. Các phương pháp sử dụng để thu thập số liệu trong nghiên cứu bao gồm: phỏng vấn sâu (n = 6), thảo luận nhóm tập trung (1 nhóm) và phỏng vấn hộ sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc (n = 60). Phương pháp để xác định mô hình theo hướng CSA căn cứ kết quả tham vấn và thảo luận nhóm dựa vào 04 tiêu chí: thích ứng với BĐKH, giảm thiểu BĐKH, an ninh lương thực, và phù hợp với năng lực nông hộ. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá đa tiêu chí để đánh giá tính bền vững của các mô hình theo hướng CSA.

Kết quả nghiên cứu đã xác định được 11 mô hình nông nghiệp theo hướng CSA và mỗi mô hình được phân tích đặc điểm theo 04 nhóm tiêu chí của CSA. Nghiên cứu đã tổng hợp theo 7 nhóm mô hình nông nghiệp chính để đánh giá tính bền vững. Kết quả đánh giá tính bền vững của 7 nhóm mô hình cho thấy các nhóm mô hình này đều bền vững cao, trong đó nhóm mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch và nhóm mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót là bền vững nhất.

ctngoc

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, tập 6/2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài