SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật chuẩn đoán nhiễm nấm, trùng roi âm đạo ở phụ nữ đến khám tại bệnh viện trường Đại học y dược Huế

[20/06/2023 20:38]

Nghiên cứu nhằm nhằm đánh giá giá trị kỹ thuật chẩn đoán nấm và trùng roi âm đạo ở phụ nữ.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục là một nhóm các bệnh lây truyền khi quan hệ tình dục không an toàn. Một trong những tác nhân g ây bệnh lây truyền qua đường tình dục là nấm men Candida sp. Ngày nay với  sự  gia  tăng  của  tình  trạng  bệnh  lý  suy giảm miễn dịch, các tác nhân nấm Candida non albicansgây bệnh càng ngày càng phổ biến và gây khó khăn trong điều trị Vì vậy việc xác định tác nhân gây bệnh là loài Candida albicanshay các loài Candida non albicansgóp phần hữu ích

trong công tác điều trị.Bên cạnh đó thì trùng roi âm đạocũng là tác nhân gây bệnh lây qua đường tình  dục  phổ  biến  khác.Trùng  roi  âm  đạo (Trichomonasvaginalis - T. vaginalis)(TRÂĐ) là một tác nhân gây bệnh ở đường niệu dục và lây truyền qua đường tình dục ở người phổ biến trên thế giới. Có khoảng 200 triệu người trên thế giới viêm âm đạo do trùng roi âm đạo mỗi năm. Nó là nguyên nhân gây ra khoảng một phần ba các bất thường dịch tiết âm đạo.

Hiện nay có nhiều kỹ thuật để chẩn đoán như: xét nghiệm trực tiếp, nuôi cấy, chẩn đoán sinh học phân tử (PCR), huyết thanh học (ELISA) ... nhằm  góp  phần  hữu  ích  trong  công  tác  phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Do đó, mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị của một số kỹ thuật chẩn đoán nấm, trùng roi âm đạo.

Đối tượng nghiên cứu:Phụ nữ được bác sĩ lâm sàng Phụ khoa chẩn đoán viêm âm đạo và cho làm xét nghiệm soi tươi tại  phòng  xét  nghiệm  Ký  sinh  trùng  Bệnh  viện

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

Lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện trong thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2013 đến 6/2014, tổng số mẫu đạt được là 201.

Sử dụng kỹ thuật xét nghiệm soi tươi trực tiếp, nuôi cấy xác định tỷ lệ nhiễm nấm, trùng roi  âm  đạo  đồng  thời  so  sánh  kết  quả  2  kỹ thuật này, từ đó xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của  kỹ  thuật  xét  nghiệm  trực  tiếp  so  với  kỹ thuật nuôi cấy.

Qua  kỹ  thuật  nuôi  cấy,  xác  định  tỷ  lệ  nhiễm Candida albicansvà Candida non albicans.

Thực  hiện  kỹ  thuật  ELISA  xác  định  tỷ  lệ người mang kháng thể IgG kháng trùng roi âm đạo đồng thời sử dụng đường cong ROC đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của kỹ thuật ELISA với các tỷ lệ huyết thanh pha loãng 1/50, 1/100 và 1/200.

Kết quả nghiên cứu trên 201 bệnh nhân viêm nhiễm âm đạo, có 44,77%, viêm do nấm và/hoặc Trichomonas vaginalistrong đó nhiễm phối hợp 2 loại là 0,99%. Trong 63 trường hợp viêm âm đạo do nấm, 12 trường hợp là nấm Candida albicans, chiếm tỷ lệ 19,05%, còn lại là Candida non albicans. Với trùng roi âm đạo, kỹ thuật xét nghiệm trực tiếp phát hiện 27 trường hợp, kỹ thuật nuôi cấy phát hiện 31 trường hợp.Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng T.vaginaliscó độ nhạy 77,40%, độ đặc hiệu 89,00% với nồng độ pha loãng huyết thanh 1/100.

Kỹ thuật xét nghiệm trực tiếp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, hữu ích cho chẩn đoán nhiễm nấm, trùng roi âm đạo. Kỹ thuật Elisa có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, hữu ích cho chẩn đoán nhiễm trùng roi âm đạo, nhất là trong nghiên cứu dịch tễ học.

Tạp chí y - dược học
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài