SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu nồng độ asymmetric dimethylarginine huyết tương và mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối

[20/06/2023 21:15]

Nghiên cứu nhằm xác định nồng độ Asymmetric Dimethylarginine(ADMA) huyết tương ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) chưa được điều trị lọc máu chu kỳ; đánh giá mối liên quan giữa nồng độ ADMA với một số yếu tố nguy cơ tim mạch (YTNCTM) ở các bệnh nhân này.

Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch (YTNCTM) là yếu tố liên quan với sự gia tăng khả năng bị mắc bệnh  tim  mạch.  Các  YTNCTM  được  thừa  nhận từ lâu như hút thuốc lá, uống rượu, tăng huyết áp (THA), tăng cholesterol, tăng CRP máu, béo phì, phì đại thất trái và tăng fi brinogen máu. Khi một người mang một hoặc nhiều YTNCTM nào đó có nghĩa  là  có  sự  gia  tăng  khả  năng  mắc  bệnh  của người đó chứ không phải bắt buộc là chắc chắn sẽ bị bệnh. Thường thì các yếu tố nguy cơ hay đi kèm với nhau, thúc đẩy nhau phát triển và làm cho khả năng bị bệnh tăng theo cấp số nhân. Sự tồn tại đồng thời chức năng thận bị tổn thương với nhiều YTNCTM sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở các bệnh nhân này lên gấp nhiều lần. Sự  ức  chế  và  điều  hòa  tổng  hợp  oxít  nitric (NO) bằng ADMA đã được mô tả cách đây hơn 20  năm. NO  là  một  chất  đóng  vai  trò  quan trọng trong hoạt động của các tế bào nội mạc mạch máu. Vì vậy, ADMA được xem là một chất trung gian hoạt hóa cho sự rối loạn chức năng nội mạc. Tăng ADMA được xem là chỉ điểm độc lập cho nguy cơ và tử vong do tim mạch ở quần thể nói chung và ở bệnh nhân BTMGĐC.

Đối tượng nghiên cứu:

-  30  bệnh  nhân  BTMGĐC  có  mức  lọc  cầu thận  <  15ml/ph/1,73  m2 chưa  lọc  máu  được khám và điều trị tại Bệnh viện Trung Ương Huế.

- 30 người lớn khỏe mạnh tham gia vào nhóm đối chứng.

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích hấp thụ miễn dịch liên kết enzyme (ELISA) trên máy EvolisTMT win Plus. Các kết quả được xử lý bằng phần mềm SPSS 19.0.

Kết quả nghiên cứu nồng độ trung bình ADMA huyết tương ở bệnh nhân BTMGĐC chưa lọc máu chu kỳ là 0,88 ± 0,27 µmol/L và ở người khỏe mạnh là 0,49 ± 0,13 µmol/L (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,01). Nồng độ trung bình ADMA  của  nam  và  nữ  không  khác  nhau  (p>0,05).  Tương  quan giữa ADMA  với  BMI  (r=-0,31, p<0,05). Tương quan giữa nồng độ ADMA với nồng độ Hb (r=-0,58, p<0,01) và Hct (r=-0,60, p<0,01). Tương quan giữa nồng độ ADMA với MLCT (r=-0,63, p<0,01).

Nồng độ trung bình ADMA huyết tương ở bệnh nhân BTMGĐC chưa lọc máu chu kỳ tăng cao có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ ADMA với BMI, với nồng độ Hb, với Hct và với MLCT.

Tạp chí y - dược học
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài