SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và kết quả điều trị đợt cấp bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022-2023

[18/08/2023 09:25]

Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tính giá trị của các công cụ đo và hiệu quả điều trị trên người bệnh có đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy cải thiện rõ rệt bằng tình trạng bệnh bằng chế độ dinh dưỡng giàu lipid và giảm cacbonhydrat, tuy nhiên người bệnh đến điều trị phần lớn có nhiều tình trạng dinh dưỡng khác nhau và việc điều trị cần cá thể hoá để đạt được hiệu quả cao nhất, do đó việc đánh giá kết quả điều trị cần thực hiện tại các tuyến cơ sở điều trị, nhằm đánh giá và cập nhật lại phác đồ điều trị dinh dưỡng ở những nơi này.  Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nặng cần điều trị có tần suất cao tại Việt Nam. Tại khu vực điều trị nội trú của Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai với tỷ lệ này là 25,1%. Ước tính mỗi năm người bệnh COPD có từ 0,5 đến 3,5 lần vào đợt cấp. Tác nhân nhiễm trùng, ô nhiễm không khí, bụi mịn là những nguyên nhân dẫn đến khởi phát đợt cấp của COPD. Bên cạnh đó suy dinh dưỡng được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng xấu đến người bệnh, không những làm nặng lên tình trạng bệnh, hơn nữa người có đợt cấp COPD làm tăng tiêu hao năng lượng, giảm ăn uống, mệt mỏi làm sẽ làm suy dinh dưỡng nặng hơn.

Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán xác định đợt cấp COPD nhập viện điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Từ tháng 08/2022 đến tháng 3/2023.

Phương pháp nghiên cứu:

- Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.

- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện đối tượng đến nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thoả tiêu chí chọn mẫu từ tháng 08/2022 đến tháng 03/2023.

- Xử lý phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm thống kê Stata 14.0 để phân tích các chỉ số về tần số và tỷ lệ đối với các biến định tính, trung bình và độ lệch chuẩn cho các biến định lượng. Đánh giá sự thay đổi của các triệu chứng qua chỉ số hiệu quả can thiệp (HQĐT) = |giá trị đo trước điều trị (ĐT) - giá trị đo sau ĐT|/ giá trị đo trước (ĐT).

Kết quả nghiên cứu Tỷ lệ SDD trên bệnh nhân đợt cấp COPD theo SGA là 84,6%. Công cụ SGA ghi nhận có mức độ đồng thuận thấp với BMI (Kappa=0,27; p<0,05) và rất thấp Albumin (Kappa= 0,13; p=0,03). Đối với đánh giá dinh dưỡng, nghiên cứu ghi nhận được hiệu quả sau điều trị ở sức cơ (HQĐT: 24,3%; p<0,05). PreAlbumin (HQĐT 21,5; p=0,02); giảm chỉ số CRP (HQĐT: 70,2%; p<0,05).

Tỷ lệ SDD trên bệnh nhân đợt cấp COPD theo SGA là 84,6%. Trong đó, tỷ lệ SGA B và C lần lượt là 52,3% và 32,3%. Đối với tính giá trị được đánh giá qua chỉ số đồng thuận Kappa, công cụ SGA ghi nhận có mức độ đồng thuận có ý nghĩa với công cụ BMI ở mức độ thấp (Kappa=0,27; p<0,05) và Albumin ở mức độ rất thấp (Kappa= 0,13; p=0,03). Đối với đánh giá dinh dưỡng, nghiên cứu ghi nhận được hiệu quả sau điều trị ở sức cơ (HQĐT: 24,3%; p<0,05).

Tạp chí y dược học Cần Thơ số 61/2023
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài