SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu tình hình và kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau

[12/04/2024 16:40]

Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ các mức độ bệnh, chất lượng cuộc sống và đánh giá kết quả sau can thiệp tư vấn về điều trị bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.

Thực trạng chỉ định điều trị chưa phù hợp, các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc, kết quả điều trị dùng thuốc còn chưa được đánh giá. Tại địa phương chúng tôi chưa có nghiên cứu về vấn đề này. Cùng với sự phát triển kinh tế và sự tiến bộ y học, tuổi thọ con người được nâng lên theo đó tần suất mắc bệnh lý tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt cũng ngày càng tăng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nên vấn đề chẩn đoán và điều trị sớm được quan tâm rất nhiều. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt được áp dụng điều trị cho bệnh nhân có triệu chứng ở mức độ nhẹ, phương pháp điều trị dùng thuốc được áp dụng trên những bệnh nhân có triệu trứng từ mức độ trung bình trở lên

Đối tượng nghiên cứu chọn mẫu Bệnh nhân được chẩn đoán tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt và điều trị ngoại trú tại khoa Khám, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2023.

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân được chẩn đoán tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng lâm sàng (thang điểm IPSS, thăm trực tràng), cận lâm sàng (siêu âm tuyến tiền liệt, PSA máu) và được chỉ định điều trị dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống.

Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân có chống chỉ định dùng thuốc: suy gan nặng, suy thận nặng, quá mẫn với thuốc, hạ huyết áp tư thế đứng…Bệnh nhân mắc tăng sinh tuyến tiền liệt có biến chứng như sỏi bàng quang, suy thận. Bệnh nhân mắc tăng sinh tuyến tiền liệt đã can thiệp phẫu thuật. Bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Độ tuổi trung bình là 71,4±8,3, lý do đến khám thường gặp là tiểu khó 59%. Trước điều trị, điểm IPSS trung bình là 19,5±5,1, điểm QoL trung bình là 5±1,1, thể tích tuyến tiền liệt trung bình là 43,3±13,6ml; PSA máu trung bình là 4,1±3,4ng/ml. 7,5% bệnh nhân thay đổi lối sống, 13,2% dùng thuốc, 79,3% kết hợp dùng thuốc và thay đổi lối sống. Sau 3 tháng, điểm IPSS trung bình giảm 6,9 điểm, điểm QoL trung bình giảm 2,5 điểm. Tỷ lệ tuân thủ điều trị là 89,6%, tác dụng không mong muốn: mệt mỏi (19,8%), hoa mắt chóng mặt (12,3%), đau đầu (7,5%), hạ huyết áp tư thế (3,8%).

Độ tuổi trung bình 71,4 tuổi; IPSS trung bình là 19,5 điểm, QoL trung bình là 4,8 điểm; thể tích tuyến tiền liệt trung bình 43,3ml, PSA máu trung bình là 4,1ng/ml. Tỷ lệ tuân thủ điều trị là 94,3%; tác dụng không mong muốn chóng mặt 9,4%; đau đầu 4,7%, mệt mỏi 3,8% và hạ huyết áp tư thế 3,8%. Có sự cải thiện IPSS và QoL sau 3 tháng điều trị.

Tạp chí y dược học Cần Thơ, số 69/2023
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài