SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Sản xuất hydro sinh học từ nguồn rác thải nông nghiệp

[25/04/2013 13:50]

Đó là một trong những kết quả của đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất hydro sinh học từ vi khuẩn kị khí ưa nhiệt Thermotoga neapolitana DSM 4359” TS. Bùi Thị Việt Hà, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội làm chủ nhiệm.

   Tại Việt Nam đã có nghiên cứu,

chế tạo máy điều chế hydro từ nước.

          Ảnh:Nguyễn Hạnh

Đây là một trong số các đề tài tiềm năng được Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư thực hiện. Mục đích nhằm nghiên cứu, tìm ra những phương pháp tối ưu để lên men hydro từ vi sinh vật kị khí Thermotoga neapolitana, góp phần nghiên cứu tạo ra một nguồn năng lượng mới có nhiều ứng dụng trong tương lai.

Đề tài đặt mục tiêu xây dựng được quy trình sản xuất hydro sinh học từ một số chất khác nhau như glycerol, xylose, glucose,…; đưa ra kết quả thăm dò một số nguồn phế thải công, nông nghiệp làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất hydro sinh học nhờ sự lên men của vi khuẩn kị khí ưa nhiệt Thermotoga neapolitana DSM 4359; đề xuất mô hình sản xuất hydro sinh học ở quy mô phòng thí nghiệm nhờ quá trình lên men kị khí của chủng vi khuẩn Thermotoga neapolitana DSM 4359.

Sau một thời gian triển khai, đề tài đã nghiên cứu được các điều kiện nuôi cấy chủng vi khuẩn kị khí bắt buộc ưa nhiệt Thermotoga neapolitana DSM 4359. Sản lượng hydro trung bình đạt được khá cao khoảng 43%, tương đương với 17.63mmol/L, không thua kém các nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ, Canada, Hàn Quốc,…; nghiên cứu các tác nhân ảnh hưởng tới quá trình tạo thành H2 sinh học của chủng Thermotoga neapolitana DSM 4359.

Đồng thời, bước đầu thăm dò, nghiên cứu sản xuất hydro từ nguồn rác thải của nông nghiệp (rơm, rạ,…) và nguồn phụ phẩm của quá trình sản xuất bio-diezel nhờ sự lên men kị khí của chủng vi khuẩn DSM 4359, có ý nghĩa lớn về kinh tế và môi trường. Đề tài cũng nghiên cứu sản xuất H2 ở một số quy mô khác nhau trong phòng thí nghiệm.

Với những ý nghĩa đó, đề tài cần tiếp tục được đầu tư nghiên cứu sâu hơn về khả năng sử dụng các nguồn nhiên liệu thay thế sẵn có ở Việt Nam và nâng cao hiệu suất tạo hydro của chủng vi khuẩn kị khí ưa nhiệt.

http://truyenthongkhoahoc.vn (lntkhanh)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài