SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Xây dựng ngân hàng để bảo tồn nguồn gen

[13/01/2014 14:50]

Là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới, nhưng lợi thế này của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng do việc khai thác bừa bãi thiếu ý thức, thiên tai, thói quen canh tác lạc hậu,...

Do đó, Việt Nam cần xác định đối tượng ưu tiên thu nhập, bảo tồn tiến tới xây dựng Ngân hàng gen Quốc gia.

Đây là vấn đề được đặt ra tại Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động khoa học và công nghệ về quỹ gen (giai đoạn 2001 – 2013 và định hướng 2020) do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với các đơn vị tổ chức.

Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân, Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về đa dạng tài nguyên sinh vật và là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới. Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học, Việt Nam là một trong những nước có nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Đến nay, khoảng 49.200 loài sinh vật được xác định gồm 7.500 loài/chủng vi sinh vật; 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước; 10.500 loài động vật trên cạn; 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt; trên 11.000 loài sinh vật biển.

Tuy nhiên, sự đa dạng trên đang bị đe dọa nghiêm trọng do việc khai thác bừa bãi thiếu ý thức, thiên tai, thói quen canh tác lạc hậu, gia tăng dân số và đô thị hóa. Đặc biết, sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã đe dọa tới tài nguyên di truyền. Thực tế cho thấy, hiện nay có một số giống đang còn rất ít như lợn Ỉ, lợn Ba Xuyên, gà Hồ…Và, nếu không có những biện pháp tổng lực để bảo vệ thì nguy cơ mai một nguồn gen đã rất hiện hữu.

Theo ông Nguyễn Văn Liễu, Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật (Bộ KH&CN), trong vòng 10 năm qua, Nhà nước đã ban hành khung pháp lý tương đối đầy đủ liên quan đến bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật. Hiện nay chưa xác định thứ tự ưu tiên đối tượng ưu tiên bảo tồn nguồn gen. Thậm chí, trong một số đề án, nhiệm vụ, đối tượng bảo tồn còn dàn trải và chưa xác định được. Nhiều nguồn gen đang lưu giữ, bảo tồn không đủ căn cứ để xếp ưu tiên.

Tạp chí TCĐLCL, số 23 + 24 năm 2013
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài