SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tin tiếp theo
01/07/2016 14:54
Ngày 30/6/2016 Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ đã tổ chức hội đồng nghiệm thu dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chăn nuôi sinh sản và thương phẩm gà Sao và gà Ai Cập theo hướng công nghiệp tai Cần Thơ” do Bác sĩ Nguyễn Phú Khương làm chủ nhiệm, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Đại Long Tiến là cơ quan chủ trì thực hiện.
01/07/2016 10:11
Ngày 25/06/2016 Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Xây dựng biểu đồ Nomogram cá nhân tiên lượng xác suất tử vong bệnh nhân nội khoa tại khoa cấp cứu bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ” do Ths. Hà Tấn Đức làm chủ nhiệm, bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ làm cơ quan chủ trì.
30/06/2016 13:53
Năm 2015, các nhà nghiên cứu tại Viện Hóa học-Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam do TS. Đặng Thị Tuyết Anh phụ trách đã thành công nghiên cứu qui trình tổng hợp liên tục celecoxib làm nguyên liệu bào chế thuốc giảm đau chống viêm. Đề tài này thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp Hóa dược đến 2020.
29/06/2016 15:48
Đề tài "Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm cá bỗng tại tỉnh Phú Thọ" do Chi cục Thủy sản Phú Thọ nghiên cứu triển khai thực hiện đã và đang đem lại hiệu quả cao trong việc nhân giống và phát triển loại giống cá này cho người dân nuôi theo hướng thương phẩm.
30/06/2016 13:57
Năm 2015, TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Dược (Bộ Y Tế) cùng với các cộng sự trong và ngoài nước đã nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu tác dụng sinh học và độ an toàn của các phân đoạn alcaloid và flavonoid từ cây Trinh nữ hoàng cung”.
30/06/2016 14:01
Năm 2015, ThS. Hoàng Phương Lan, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam (Bộ Công Thương) cùng với các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất chất tạo ngọt Steviozit từ cây Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana)” với các nội dung nghiên cứu bao gồm: Đánh giá nguồn nguyên liệu cỏ ngọt trong nước; Tổng quan về công nghệ sản xuất steviozit từ cây cỏ ngọt; Nghiên cứu chọn lựa phương pháp và các điều kiện công nghệ sản xuất chất tạo ngọt steviozit từ cây cỏ ngọt; Đánh giá chất lượng sản phẩmsteviozit; Đề xuất quy trình sản xuất steviozit từ cây cỏ ngọt ở Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ Steviol glucozit trong nước, tiến tới xuất khẩu sản phẩm và dùng để thay thế đường mía trong sản xuất công nghiệp, chế biến thực phẩm.
28/06/2016 08:50
Theo thống kê cho đến nay, hiệu quả và hoạt tính của β-glucan tách chiết từ tế bào nấm men nói chung và từ nấm, vi khuẩn và ngũ cốc nói chung khi sử dụng làm thực phẩm và dược phẩm đã được nhiều nghiên cứu ghi nhận là có hiệu quả mạnh trong việc củng cố các hoạt động miễn dịch không đặc hiệu, kháng khối u mạnh, kháng virus và kháng khuẩn, giúp vết thương mau lành và chống nhiễm trùng sau khi bị thương hoặc phẫu thuật, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn,… Trong chăn nuôi thủy hải sản, β-glucan cũng được sử dụng để bổ sung vào khẩu phần ăn của tôm, cá nhằm kích thích ăn và tăng khả năng kháng bệnh. Trong trồng trọt, oligo-β-glucan được ứng dụng như một chất truyền tín hiệu giúp cây chống các tác nhân gây bệnh...
27/06/2016 09:39
Đây là sản phẩm của đề tài mang mã số KC.07.18/11-15 do Ths Vũ Kim Thoa – Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch làm chủ nhiệm vừa được nghiệm thu sáng 24/6, tại Hà Nội. Đề tài thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch” KC07/11-15.
27/06/2016 09:36
Chiều 24/6, tại Hà Nội, Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đã tiến hành đánh giá, nghiệm thu kết quả dự án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất rượu gạo truyền thống sản lượng 800.000 lít/ năm” mang mã số KC.07.DA06/11-15, thuộc Chương trình KC.07/11-15 do TS. Nguyễn Việt Anh – Viện Công nghiệp thực phẩm làm chủ nhiệm.
24/06/2016 09:11
Ngày 22/6 tại Hà Nội đã diễn ra Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất vi nang chứa các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học sử dụng trong sản xuất thực phẩm” với mã số: KC.07.11/11-15.
24/06/2016 09:09
Sáng nay (23/6), tại Hà Nội, Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đã tiến hành đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học Syringomycin (SRE) và Rhamnolipid (RL) diệt nấm để bảo quản một số trái cây và hạt nông sản”. Đề tài mang mã số KC.07.13/11-15 do Ths Nguyễn Ngọc Huyền – Viện Cơ điện nông nghiệp và sau thu hoạch làm chủ nhiệm. Đề tài này thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước KC07/11-15 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch”.
24/06/2016 09:04
Chiều 23/6, tại Hà Nội, Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đã tiến hành nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu sản xuất chủng khởi động và ứng dụng trong sản xuất sữa chua và phomat”. Đề tài mang mã số KC.07.12/11-15 do Ths Đặng Thu Hương – Viện Công nghệ thực phẩm (Bộ Công thương) làm chủ nhiệm. Đề tài thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch” KC07/11-15.
24/06/2016 08:49
Sáng 21/6/2016, tại Hà Nội, Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đã tiến hành nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu công nghệ, thiết bị trích ly một số hoạt chất sinh học từ nấm dược liệu và ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng”. Đề tài mang mã số KC.07.09/11-15 thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước KC.07/11-15 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch”. Đề tài do TS. Nguyễn Đức Tiến – Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch làm chủ nhiệm.
24/06/2016 08:44
Năm 2105, PGS.TS. Phạm Xuân Hội cùng các cộng sự tại Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã Nghiên cứu và xây dựng thành công quy trình chuẩn đoán virus gây bệnh lùn sọc đen ở Việt Nam bằng kỹ thuật sinh học phân tử (đây là nghiên cứu nằm trong chương trình nghiên cứu trọng điểm và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020) với mục tiêu chính là hoàn thiện quy trình chẩn đoán.
24/06/2016 08:31
Trâu là loài động vật có vai trò quan trọng vì nó cung cấp sức kéo, sữa và thịt chất lượng cao cho con người, đồng thời, trâu còn cung cấp phân bón cho cây trồng và là một nguồn vốn tiết kiệm góp phần cải thiện cuộc sống của người dân. Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có số lượng trâu lớn trên thế giới, tuy nhiên, số lượng, khối lượng cũng như tầm vóc của đàn trâu đang ngày một suy giảm. Do đó, chăn nuôi trâu ở nước ta không đáp ứng đủ nhu cầu về sản phẩm thịt trâu và phải nhập khẩu nhiều tấn thịt trâu từ Ấn Độ, hay trâu sống từ Úc về mổ thịt nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt trâu trong nước.
Trang: Đầu Trước ... 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 ... Sau Cuối
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ