SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tin tiếp theo
11/03/2020 16:38
Trong lĩnh vực đầu tư năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, pháp luật về cơ chế khuyến khích hiện nay bao gồm chính sách giá ưu đãi mua điện Feed-in-Tariff (FiT), cơ chế ưu tiên mua điện từ các nguồn này, cùng với các ưu đãi khác về thuế, đầu tư, sử dụng đất. Pháp luật và cơ chế, chính sách hiện hành đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này và đạt được những thành tựu nhất định. Song trong giai đoạn mới tới đây, hệ thống pháp luật còn có thể tiếp tục hoàn thiện hơn nữa để đảm bảo tính đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả trong việc áp dụng và thực thi pháp luật, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của nước ta. Bài viết đánh giá và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về khuyến khích đầu tư năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Nghiên cứu do tác giả Doãn Hồng Nhung (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) và Nguyễn Thanh Hải thực hiện.
11/03/2020 14:41
Kinh tế chia sẻ (KTCS) có bản chất là một mô hình kinh doanh mới của kinh doanh ngang hàng, tận dụng lợi thế của phát triển công nghệ số, giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số. Bên cạnh những thành tựu cơ bản trong phát triển, KTCS cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định, đòi hỏi cần có giải pháp quản lý nhà nước để phát triển mô hình kinh tế này một cách bền vững, đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp và khách hàng. Bài viết này do tác giả Hoàng Văn Cương - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thực hiện.
11/03/2020 09:44
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (KNST) là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế. Hiện nay ở nước ta, với sự phát triển mạnh mẽ của loại hình doanh nghiệp này thì rào cản về vốn vẫn còn là một trong những vấn đề lớn cần được quan tâm tháo gỡ. Bài viết do tác giả Trần Đức Trung (Học viện Tài chính) thực hiện nhằm đề xuất một số nội dung liên quan tới chính sách tài chính nói chung, vốn nói riêng trong hỗ trợ doanh nghiệp KNST.
01/03/2020 21:58
Nghiên cứu do các tác giả Tô Nguyễn Phước Mai, Nguyễn Hải Âu, Lê Ngọc Dương và Trần Thanh Trúc (Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đai học Cần Thơ) thực hiện.
01/03/2020 21:14
Nghiên cứu được các tác giả Nguyễn Thị Ái Lan và Đái Thị Xuân Trang (Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện.
01/03/2020 21:27
Nghiên cứu được các tác giả Phan Kim Định, Nguyễn Thị Thanh Lan, Nguyễn Trọng Tuân và Đái Thị Xuân Trang (Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện.
01/03/2020 20:55
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Ngọc Khánh Anh, Nguyễn Thị Diễm Hương và Nguyễn Thị Tuyết Nhung (Khoa Sư Phạm, Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện.
29/02/2020 17:03
Nghiên cứu do các tác giả Hồ Thị Thu Hòa và Bùi Thị Bích Liên - Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM thực hiện nhằm giúp cho các hệ thống minh bạch, mạnh mẽ và ít phụ thuộc hơn vào các bên trung gian nhờ việc truy xuất nguồn gốc một cách rõ ràng, dễ dàng hơn khi truy cứu trách nhiệm trong chuỗi logistics.
29/02/2020 21:36
Nghiên cứu do ThS. Lê Văn Lâm và TS. Thân Thị Thu Thủy - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thực hiện nhằm giới thiệu và phân tích những hiệu quả mà công nghệ blockchain có thể mang lại cho thị trường chứng khoán, từ đó đưa ra một số hàm ý về chính sách cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
29/02/2020 21:34
Bài viết do TS Lê Đình Sơn - Học viện Kỹ thuật quân sự, Bộ Quốc phòng thực hiện nhằm giúp người đọc có cái nhìn khái quát về công nghệ blockchain - một nền tảng công nghệ được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi tích cực và đầy hứa hẹn, mang tới một kỷ nguyên số trong nền kinh tế chia sẻ.
29/02/2020 17:06
Nghiên cứu do nhóm tác giả Lê Hoàng Hiệp, Trần Thị Yến, Đỗ Đình Lực, Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Văn Trung, Trần Ngọc Trường - Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - ĐH Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định, Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên thực hiện nhằm giảm thiểu và ngăn chặn các cuộc tấn công spam email sử dụng thuật toánSAGABC (Spam Attack Guard Algorithm Using BlockChain) thông qua thực nghiệm mô phỏng chứng minh tính hiệu quả.
28/02/2020 10:57
Tính đến nay, các dự án thủy điện (DATĐ) vừa và nhỏ đã hoạt động được gần 15 năm, bắt đầu bước vào giai đoạn thay thế thiết bị hoặc mở rộng nhà máy. Trong khoảng thời gian đó sẽ có hàng trăm dự án mới được xây dựng với nhu cầu lớn về hệ thống thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, ngành chế tạo thiết bị công nghệ thủy điện nhỏ ở nước ta vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng và nhu cầu thị trường. Để ngành chế tạo thiết bị thủy điện nhỏ trong nước phát triển và cung cấp kịp thời các sản phẩm thay thế cho các nhà máy thủy điện cần có những giải pháp đồng bộ, từ chính sách của Nhà nước đến sự tham gia đổi mới cách làm của các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp chế tạo.
28/02/2020 10:47
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh của ngành khoa học máy tính, nhất là học máy (machine learning) và trí tuệ nhân tạo đã mở ra nhiều hướng phát triển đầy tiềm năng trong lĩnh vực y tế. Bài viết tổng quan về sự phát triển trong lĩnh vực này tại các nước phát triển và những ứng dụng bước đầu ở TP Hồ Chí Minh - địa phương đang đi tiên phong trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giải quyết các vấn đề xã hội.
28/02/2020 10:12
Nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng chịu tác động mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0. Song trên thực tế, việc ứng dụng các công nghệ cao, tiên tiến dựa trên số hóa và kết nối, tạo ra các mô hình sản xuất hiện đại, thông minh ở nước ta còn rất ít. Với xuất phát điểm thấp, chủ yếu là kinh tế hộ nhỏ, còn chưa đạt được tiêu chí nông nghiệp 3.0, do vậy để phát triển nông nghiệp 4.0 (nông nghiệp tiếp cận với Cách mạng công nghiệp 4.0) chúng ta cần có lộ trình, chính sách thích hợp.
11/02/2020 20:33
Trên thế giới và tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhiều quốc gia bắt đầu ghi nhận xu thế phát triển tất yếu và tác động chuyển đổi to lớn của AI trong mọi mặt đời sống xã hội, từ thay đổi cán cân quyền lực kinh tế, đến cả quân sự và chính trị. Để đảm bảo tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, đem lại thịnh vượng cho quốc gia, bên cạnh việc tận dụng hiệu quả những thành tựu phát triển của công nghệ AI và tự động hóa, các nước cần đưa ra những giải pháp phù hợp cho tiến trình chuyển đổi nhanh chóng và mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Trang: Đầu Trước ... 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 ... Sau Cuối
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ