SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tin tiếp theo
13/10/2019 11:07
Nghiên cứu được thực hiện trong vụ Đông năm 2015 và năm 2016 tại thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
13/10/2019 16:11
Việt Nam là một nước nông nghiệp và hiện đang là một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu lúa gạo. Lúa là loại cây lương thực được trồng nhiều vụ trong năm tại hầu hết các vùng đồng bằng trên cả nước, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, khi sâu bệnh gây hại sẽ làm sản lượng lúa sụt giảm đáng kể. Trong hầu hết các trường hợp, sâu hoặc bệnh đều được phát hiện qua lá hoặc thân cây lúa (thể hiện rõ nhất trong giai đoạn trổ bông). Do đó, việc xác định sớm các triệu chứng của sâu bệnh có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển sản xuất. Để tăng năng suất cho một mùa vụ, người nông dân cần phải tiếp cận các chuyên gia tư vấn về việc điều trị dịch hại, bệnh cho cây trồng và các biện pháp xử lý.
13/10/2019 15:54
Protease (còn được gọi là proteinase hay peptidase) (EC.3.4.-.-) là nhóm enzym thủy phân có khả năng cắt mối liên kết peptide (-CO~NH-) trong các phân tử polypeptide, protein và một số cơ chất khác tương tự thành các amino acid tự do hoặc các peptide phân tử thấp. Protease là một trong những enzyme có nhiều ứng dụng rộng rãi phục vụ cho đời sống. Do protease kiềm từ Bacillus được tạo thành với lượng lớn, có đặc tính bền vững, hoạt động tốt với nhiệt độ và pH cao nên chúng được ứng dụng ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: xử lý phim X-quang đã qua sử dụng để nhằm thu hồi bạc, làm nước mắm cá (Rebeca et al., 1991), làm thức ăn gia súc (Cheng et al., 1995), xử lý chất thải từ động vật giáp xác (Yang et al., 2000), xử lý rác thải trong các lò mổ gia cầm trên cơ sở dùng Bacillus B. Subtilis (Dalev, 1994), v.v….Protease có thể thu nhận từ các nguồn: thực vật, động vật và vi sinh vật. Trong đó, vi sinh vật là nguồn cho protease phong phú nhất. Một số loài vi sinh vật có khả năng tổng hợp protease như B. subtilis, B. cereus, Streptomyces griseus, Streptomyces rimosus và Aspergillus oryzae… Mặc dù có nhiều nguồn vi khuẩn có sẵn để sản xuất protease nhưng chỉ có một số ít được nghiên cứu sử dụng trong sản xuất thương mại. Trong đó, lượng protease từ vi khuẩn Bacillus sp. được sản xuất với sản lượng lớn nhất.
12/10/2019 14:27
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Đình Dũng, Vũ Thị Hường - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến hiệu quả trích ly hợp chất polyphenol từ vỏ mãng cầu ta bằng enzyme. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: nhiệt độ, thời gian, tỷ lệ enzyme celluclast 1,5L/dung môi.
08/10/2019 10:45
Nghiên cứu do các tác giả Mai Văn Tùng, Nguyễn Thị Hậu và Trần Thị Nắng Thu của Khoa Thuỷ sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.
08/10/2019 10:41
Nghiên cứu do các tác giả của Viện nghiên cứu Hải sản là Mai Công Nhuận, Nguyễn Khắc Bát và Vũ Việt Hà thực hiện.
08/10/2019 10:23
Nghiên cứu do các tác giả gồm Lại Thị Ngọc Hà, Trần Thị Hoài và Hoàng Hải Hà thuộc Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện vào tháng 8 năm 2016.
26/09/2019 16:02
Nhằm mục đích đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kếhoạch sửdụng đất trong giai đoạn 2006-2014 để định hướng các giải pháp cho quy hoạch sửdụng đất đến năm 2030.
26/09/2019 14:27
Cà na là loại cây trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Phi và Nam Á. Tại Việt Nam, cà na được trồng ở nhiều địa phương, quả có vị chua chát và hương thơm đặc trưng. Việc phân lập và tuyển chọn các dòng nấm tốt, đồng thời nghiên cứu lên men rượu cà na góp phần làm đa dạng các sản phẩm lên men từ trái cây và nâng cao giá trị kinh tế của quả cà na.
29/09/2019 16:13
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Tuấn Điệp, Nguyễn Thị Ngọc (Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang), Nguyễn Thị Tuyết (Trung tâm giống Nông nghiệp Hưng Yên) thực hiện trong vụ Xuân 2016 trên đất 2 lúa tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
29/09/2019 16:04
Nghiên cứu do nhóm tác giả Phan Chí Nghĩa, Trần Thành Vinh (Khoa Nông - Lâm - Ngư, Trường Đại học Hùng Vương), Nguyễn Văn Toàn (Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc) và Nguyễn Ngọc Nông (Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) thực hiện từ năm 2014 đến 2017 tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc - xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
28/09/2019 19:05
Trong nghiên cứu này, môi trường cho tăng trưởng hệ sợi của militaris đã được nghiên cứu.
28/09/2019 18:38
Thí nghiệm trồng chậu được tiến hành nhằm đánh giá sinh trưởng và khả năng chịu mặn của một số giống khoai sọ trồng trong điều kiện xử lý mặn nhân tạo bằng NaCl tại Gia Lâm, Hà Nội.
28/09/2019 14:40
Sữa ong chúa có chứa nhiều dưỡng chất quý, với nhiều loại amino axit quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Nghiên cứu này trình bày việc xây dựng phương pháp điện di mao quản (CE) với detector đo độ dẫn không tiếp xúc (C4 D) để định lượng 5 amino axit tự do có hàm lượng cao trong sữa ong chúa gồm lysin (Lys), alanin (Ala), prolin (Pro), axit glutamic (Glu) và axit aspartic (Asp).
28/09/2019 14:14
Nghiên cứu này nhằm đánh giá độc tính của thuốc trừ sâu endosulfan lên sinh trưởng của giáp xác D. magna. Thuốc trừ sâu endosulfan là hóa chất bảo vệ thực vật họ clo hữu cơ, một nhóm chất hữu cơ bền, có khả năng gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây các tác động xấu cho nội tạng và gây nguy hiểm cho con người. Nồng độ endosulfan được lựa chọn trong nghiên cứu này dao động từ 0 (mẫu đối chứng) đến 0,5 µg/l. Sau 48h phơi nhiễm, tỷ lệ chết của D. magna cao nhất đạt 97% ở nồng độ 0,5 µg/l. Giá trị LC50 ghi nhận tại thời điểm 48h là 0,129 µg/l.
Trang: Đầu Trước ... 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 ... Sau Cuối
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ