SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tin tiếp theo
17/08/2019 19:31
Nghiên cứu được các tác giả Phan Thị Hồng Nhung , Phạm Văn Cường, Tăng Thị Hạnh và Trần Thị Minh Ngọc (Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) thực hiện nhằm đánh giá sinh trưởng và khả năng chịu mặn của một số giống khoai sọ trồng trong điều kiện xử lý mặn nhân tạo bằng NaCl tại Gia Lâm, Hà Nội.
17/08/2019 19:04
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Hoàng Thanh , Dương Nhựt Long và Dương Thúy Yên (Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nguồn cá bố mẹ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá sặc rằn ở giai đoạn ương giống.
17/08/2019 12:18
Rong Lục (Chlorophyta) được đánh giá là nguồn nguyên liệu quan trọng và có giá trị thương mại cao do có chứa một lượng lớn carotenoids, vitamins và acid béo chưa bão hòa (Borowitzka, 2013). Bên cạnh đó, rong Lục được ứng dụng để xử lý nước thải (Abinandan and Shanthakumar, 2013).
17/08/2019 12:04
Để đánh giá hiệu quả của của phân hữu cơ vi sinh (HCVS) được sản xuất từ bùn thải bia và bùn thải thủy sản phối trộn với bã bùn mía lên năng suất đậu bắp (Abelmoschus esculentus Moench), nghiên cứu được thực hiện trong 3 tháng tại xã Mỹ Hoà, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
08/08/2019 15:47
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả xử lý nước thải y tế đạt tiêu chuẩn xả thải.
10/08/2019 14:09
Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata Thunb.) là loại dược liệu quý có chứa alcaloid huperzine - hoạt chất chính trong điều trị bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi. Nghiên cứu của Phan Xuân Bình Minh và ctv. được thực hiện nhằm nhân giống in vitro cây dược liệu này.
10/08/2019 14:24
Xạ can (Belamcanda chinensis (L.) DC.) được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh và lấy củ làm thuốc. Một nghiên cứu của tác giả Trần Thị Lan và ctv. tập trung vào các kỹ thuật về thời vụ, giá thể, khoảng cách gieo hạt và ảnh hưởng của các biện pháp này đến khả năng nhân giống hữu tính cây Xạ can.
11/08/2019 09:55
Viêm da cơ địa (VDCĐ) là bệnh viêm da mạn tính, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Sinh bệnh học làtương tác giữa yếu tố di truyền với yếu tố môi trường, trong đó đột biến gen filaggrin đóng vai trò thiết yếu trong chức năng hàng rào bảo vệ da.
11/08/2019 09:36
Giãn tĩnh mạch chân là rối loạn tĩnh mạch mạn tính thường gặp. Giai đoạn đầu biểu hiện bằng giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch hình mạng lưới. Điều trị chủ yếu là chích xơ, tuy nhiên có thể gây biến chứng như tăng sắc tố, giãn mạch đảo nghịch, loét da. Ngoài ra, thao tác thực hiện kĩ thuật khó, đặc biệt là trên các mạch máu kích thước nhỏ.
04/08/2019 19:24
Trung tâm nghiên cứu kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US Centers for Disease Control) đã thống kê tỉ lệ người lớn ≥ 20 tuổi bị béo phì là 39,8% và bị thừa cân (bao gồm cả béo phì) là 71,6%(15) do thiếu tập luyện và chế độ ăn uống không lành mạnh.
04/08/2019 17:44
Nghiên cứu do nhóm tác giả Chu Văn Tuấn, Nguyễn Trọng Nghĩa, Hoàng Văn Hán, Chu Thị Thu Hiền, Nguyễn Khắc Thông, Hoàng Thị Hiến, Trần Trung - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện.
31/07/2019 10:01
Hiện tượng suy giảm nhanh cường độ mặt đường bê tông nhựa do quy mô giao thông lớn đặt ra nhu cầu cấp thiết cần nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của kết cấu mặt đường bê tông nhựa theo điều kiện thời tiết từng khu vực. Có nhiều nguyên nhân liên quan đến các hư hỏng này. Trong phạm vi nghiên cứu này sẽ trình bày các ảnh hưởng của điều kiện thời tiết bất thường tại khu vực đến chất lượng đường bê tông nhựa. Bằng phương pháp thực nghiệm, bài báo sẽ cung cấp các dẫn chứng cho thấy tính phù hợp của cấp phối bê tông nhựa và tính chất đá dăm trong điều kiện thời tiết bất thường khu vực Bắc Trung Bộ. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn đi đến đề xuất quy trình nhằm giảm thiểu tác động của điều kiện thời tiết bất thường đến chất lượng đường bê tông nhựa nhằm giúp các nhà quản lý, thiết kế, thi công có những quyết định phù hợp.
30/07/2019 09:55
Việt Nam có nguồn thực vật phong phú và nhiều cây thuốc, vị thuốc có giá trị đối với sức khỏe con người. Hiệu quả chữa bệnh của dược liệu Việt Nam đã được chứng minh qua hàng nghìn năm. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các cây thuốc Việt Nam có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng sinh học đáng chú ý. Vì vậy thực vật Việt Nam cũng là nguồn nguyên liệu để sàng lọc và xác định các hoạt chất ức chế protease HIV-1, làm cơ sở cho việc phát triển thuốc điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta chưa khai thác nguồn tài nguyên phong phú của đất nước theo hướng này.
30/07/2019 15:03
Cà phê chè (C. arabica L.) là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê do có chất lượng nước uống cao hơn hẳn cà phê vối. Hai giống cà phê chè mới TN1,, TN2 là con lai thế hệ F1 (TN1 con lai giữa KH3-1 x Catimor; TN2 con lai giữa Catimor x KH4) do Viện KHKT Nông lâm nghiệp tạo ra có năng suất cao, kháng được bệnh gỉ sắt, kích thước hạt lớn và có chất lượng nước uống cao; những giống này đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống mới vào năm 2012, đây là 2 giống cần được phổ biến ra sản xuất. Tuy nhiên chi phí sản xuất hạt giống lai rất cao và khó sản xuất được với khối lượng lớn. Để cung cấp giống với số lượng lớn ra sản xuất cần tiếp tục chọn lọc phả hệ đến thế hệ F5 hay F6 để có được dòng thuần, nhưng cách này tốn khá nhiều thời gian và công sức, tiền của. Vì vậy để nhân nhanh với khối lượng lớn và chi phí thấp, các giống này cần được nhân bằng con đường vô tính. Tuy nhiên sử dụng các phương pháp nhân giống vô tính thông thường (như ghép, giâm cành) đã không đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của người dân về tái canh (do diện tích cà phê già cỗi ngày càng tăng). Vì vậy ứng dụng công nghệ mới nhân các giống mới sẽ đảm bảo cho quá trình cung cấp giống được tốt hơn, các giống đảm bảo yêu cầu về chất lượng và nguồn gốc, không bị phân ly trong quá trình sản xuất và đặc biệt là đủ số lượng yêu cầu của thị trường trong những năm tiếp theo.
30/07/2019 15:00
Ở Việt Nam, ngô được trồng tại nhiều vùng, nhiều vụ khác nhau, chủ yếu dựa vào nước trời. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê, năm 2014 diện tích trồng ngô ước đạt 1.177,5 nghìn ha, năng suất bình quân 4,41 tấn/ha và sản lượng ước đạt 5.191,7 nghìn tấn. Tuy vậy, năng suất ngô trong nước vẫn thấp hơn năng suất bình quân năm 2013 của châu Á là 5,12 tấn/ha và của thế giới là 5,52 tấn/ha, đặc biệt năng suất ngô bình quân của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với năng suất trung bình của Mỹ năm 2013 là 7,39 tấn/ha. Sản xuất ngô ở nước ta hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, năm 2014 nước ta vẫn phải nhập khẩu khoảng 4.794,9 nghìn tấn ngô. Nguyên nhân là do phần lớn diện tích ngô của nước ta trồng trên diện tích đồi núi khô hạn, không có điều kiện tưới nước, canh tác chủ yếu dựa vào nguồn nước trời. Điều này hạn chế rất lớn đến khả năng tăng năng suất và sản lượng ngô hàng năm của nước ta và ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong những năm có điều kiện thời tiết bất thuận, nắng nóng kéo dài... Do đó, chọn tạo giống ngô chịu hạn là một trong những giải pháp được đặt lên hàng đầu và có tính khả thi cao.
Trang: Đầu Trước ... 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 ... Sau Cuối
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài