Tin tiếp theo
21/02/2025 12:04
Các nhà khoa học Việt Nam và Mỹ đã phát triển một xét nghiệm DNA môi trường (eDNA) di động đầu tiên giúp tìm kiếm loài rùa hiếm nhất thế giới, đang trên bờ vực tuyệt chủng: rùa mai mềm Swinhoe (Rafetus swinhoei), mà ở nước ta còn được gọi là rùa Hoàn Kiếm.
21/02/2025 12:07
Áp dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam còn chậm, khoảng cách với thế giới có xu hướng ngày càng tăng. Trong đó, cản trở chính là nhận thức.
20/02/2025 16:23
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain). Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức: (i) Nghiệm thức đối chứng (không bổ sung chế phẩm sinh học), (ii) bổ sung L. acidophilus, (iii) bổ sung B. subtilis, (iv) bổ sung kết hợp L. acidophilus và B. subtilis, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.
20/02/2025 16:25
Cây xoài (Mangifera indica L.) là loại cây ăn quả lâu năm thuộc họ Anacardiaceae. Tại khu vực núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh, cây xoài cổ thụ được trồng xen canh với các loại cây trồng khác, diện tích khoảng 530 ha. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sự đa dạng di truyền, mối quan hệ di truyền của các mẫu giống xoài được thu thập tại khu vực núi Bà Đen thuộc tỉnh Tây Ninh dựa trên chỉ thị hình sinh học phân tử SSR (Simple Sequence Repeats), nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn nguồn gene.
20/02/2025 16:26
Hoa hồng là một loài hoa đẹp, được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới với nhiều mục đích khác nhau như để trang trí không gian, làm nước hoa, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh. Với kiểu dáng hoa sang trọng, đa dạng màu sắc, hương thơm dễ chịu, có thể trồng quanh năm ở nhiều điều kiện khí hậu khác nhau nên rất thuận lợi cho việc sản xuất. Các công tác như bảo tồn và phát triển nguồn gen cây hoa hồng chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nên nguồn gen hoa hồng hiện nay bị lẫn tạp, thoái hóa và không rõ nguồn gốc. Việc đánh giá mối quan hệ di truyền cho các giống hoa hồng trong bộ sưu tập sẽ cung cấp thông tin dữ liệu hữu ích trong việc bảo tồn và lai tạo giống.
20/02/2025 16:28
Sói Nhật (Chloranthus japonicus Sieb.,) là cây thân thảo được tìm thấy ở các tỉnh vùng núi phía bắc và một số vùng ở phía nam như Lâm Đồng, Kon Tum và Gia Lai. Theo khảo sát của chúng tôi, lá cây được người K’Ho tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà sử dụng để chữa vết lở do côn trùng đốt và bỏng.
20/02/2025 16:29
Cây đu đủ đực Carica papaya L. được trồng phổ biến ở Việt Nam, hoa của nó có nhiều tác dụng dược lý. Nghiên cứu này đề cập đến các hoạt tính sinh học gồm hiệu quả kháng oxy hóa và chống ung thư của cao chiết phân đoạn hoa đu đủ đực. Hoa đu đủ đực được ly trích bằng dung môi methanol với hiệu suất tách chiết là 15.76%. Hiệu suất thu nhận cao chiết phân đoạn n-hexan, chloroform, ethyl acetate và nước lần lượt là: 11.48; 7.32; 8.05; 73.15%. Hàm lượng polyphenol cao nhất trong cao phân đoạn nước là 88.15 ± 1.37 µg GAE/mg cao chiết, tương ứng với hiệu quả kháng oxy hóa tốt nhất với EC50 là 431.10 µg/mL được đo bằng phương pháp 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH). Nghiên cứu này được xem như bước đầu trong quá trình sàng lọc và cô lập các hợp chất sinh học từ hoa đu đủ đực ở tỉnh Đắk Lắk, tập trung vào các hợp chất có khả năng gây độc tế bào ung thư.
20/02/2025 16:30
Nghiên cứu do nhóm tác giả Huỳnh Minh Sang, Nguyễn Minh Hiếu và Phan Minh Thụ - Viện Hải dương học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện nhằm đánh giá năng suất sinh học và tốc độ phát triển của thực vật nổi (phytoplankton) tại vùng cửa sông Bà Rịa - Vũng Tàu, nhằm làm rõ tính đặc thù của hệ sinh thái cửa sông phục vụ quản lý môi trường nước.
20/02/2025 16:40
Áp dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam còn chậm, khoảng cách với thế giới có xu hướng ngày càng tăng. Trong đó, cản trở chính là nhận thức.
26/07/2024 14:44
Nghiên cứu nhằm đánh giá sự thay đổi về hàm lượng polyphenol, flavonoid toàn phần cùng với một vài hoạt tính sinh học (bắt gốc tự do DPPH và ức chế enzyme α-glucosidase hỗ trợ hạ đường huyết) dưới tác dụng của nhiệt qua quá trình phơi khô dược liệu. Đề tài được tiến hành trên các mẫu cao chiết ethanol 96% từ nguyên liệu tươi và khô của cải trời (Blumea lacera (Burm. f.) DC.) và cải đất (Rorippa indica (L.) Hiern.).
26/07/2024 14:31
Nghiên cứu do tác giả Nguyễn Chí Toàn và Đinh Thị Thanh Loan - Trường Đại học Tây Đô thực hiện nhằm chế tạo than hoạt tính từ gáo dừa và đánh giá hiệu quả trong việc loại bỏ ion Sắt (II) khỏi nước.
15/07/2024 18:29
Gia nhiệt ohmic là một quá trình gia nhiệt trong đó dòng điện xoay chiều đi qua các sản phẩm thực phẩm dẫn điện. Nhiệt được tạo ra bên trong do điện trở của vật liệu thực phẩm có tính dẫn điện. Vì lý do này, nhiệt được truyền dễ dàng trong mẫu, dẫn đến tốc độ gia nhiệt nhanh và phân bố nhiệt đồng đều. Đây là một điểm nổi bật so với các phương pháp gia nhiệt thông thường, trong đó nhiệt độ của sản phẩm tăng tương đối chậm do nhiệt xâm nhập vào mẫu từ ngoài vào trong.
10/07/2024 13:17
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tuyển chọn dòng vi khuẩn có khả năng tạo chất kết tụ sinh học từ nước thải sản xuất bún tại quận Bình Thủy (Thành phố Cần Thơ).
10/07/2024 13:20
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập và tuyển chọn những chủng vi khuẩn lactic có khả năng sinh enzyme ngoại bào (protease và amylase) và khả năng lên men sinh acid lactic cao.
10/07/2024 13:21
Xạ khuẩn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy chất hữu cơ từ trầm tích rừng ngập mặn và là đối tượng tiềm năng tạo ra các hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân lập và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các chủng xạ khuẩn có nguồn gốc từ rừng ngập mặn tại khu vực tỉnh Khánh Hòa.
Trang: Trước 1 2 3 Sau
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ