Trong công nghiệp chế biến tôm, tùy thuộc vào công nghệ, loại tôm và sản phẩm cuối cùng mà lượng phế liệu tôm có thể chiếm từ 25 – 40% so với khối lượng nguyên liệu ban đầu.
Trước đây, nguồn phế liệu đầu và vỏ tôm chủ yếu được dùng để làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, phân bón... Sau đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sản xuất sản phẩm có giá trị kinh tế cao từ phế liệu tôm như chitin và chitosan. Tuy nhiên, trong quá trình thu hồi chitin/chitosan, một số thành phần có giá trị khác gồm carotenoid, protein và khoáng chất (Ca, P, K, Mg, Mn và Fe) có cao giá trị sử dụng cao, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Có hai phương pháp tách chiết chính đang được sử dụng phổ biến là phương pháp hóa học và sinh học. Để nâng cao hiệu suất thu hồi và chất lượng của chế phẩm caroten-protein, việc kết hợp các phương pháp tách chiết bằng hóa học và sinh học đã cải thiện được nhược điểm so với từng phương pháp xử lý đơn lẻ.
Dưới đây là tổng quan về các phương pháp tách chiết và thu hồi chế phẩm caroten-protein trong quá trình sản xuất chitin/chitosan và khả năng ứng dụng của nó trong chăn nuôi thủy sản, công nghệ thực phẩm, y dược và mỹ phẩm.