SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tin tiếp theo
24/06/2024 13:49
Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã hoàn thiện Dự án KH&CN của Sở KH&CN tỉnh Cao Bằng: “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình phát triển cây dược liệu Cát sâm (Callerya speciosa Champ. ex Benth. Schot) tại huyện Quảng Hòa tỉnh Cao Bằng” từ tháng 04/2022 - 03/2024.
24/06/2024 08:29
Ngày 21/6/2024, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) lần thứ nhất. Cùng dự có đại diện các Bộ, ban, ngành, địa phương là thành viên Ban Chỉ đạo.
24/06/2024 08:17
Ngày 23/6/2024, Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên đã tổ chức hội nghị lần thứ 3 tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh vùng Tây Nguyên, các chuyên gia, nhà khoa học… Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang tham dự.
24/06/2024 08:07
Việc ký kết Chương trình phối hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Ngoại giao thể hiện cam kết rõ ràng hơn trong việc tăng cường công tác ngoại giao kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) giữa hai Bộ trong thời gian tới.
23/06/2024 15:27
Trong lĩnh vực xử lý nước thải, công nghệ sinh học được áp dụng phổ biến do có ưu điểm là chi phí đầu tư và vận hành thấp, thích hợp với nhiều hệ thống và nhiều loại nước thải khác nhau.
21/06/2024 07:46
Trong bài báo này, trình bày về quy trình công nghệ sửa chữa chi tiết trục xi-lanh dầu dựa trên công nghệ laser cladding. Các thông số lớp phủ, bao gồm công suất laser và quỹ đạo phun, đã được tối ưu hóa để cải thiện chất lượng bề mặt và giảm thiểu khiếm khuyết. Kết quả thí nghiệm cho thấy lợi ích từ việc áp dụng lớp phủ laser LYF01, đặc biệt là với mẫu có tỷ lệ chồng chéo 50% và công suất 2500W. Quy trình này không chỉ cải thiện độ cứng và khả năng chống mài mòn của vật liệu nền mà còn đảm bảo hiệu suất tối ưu trong việc sửa chữa và bảo dưỡng.
21/06/2024 07:35
Bài báo đề xuất phương án ứng dụng các phần mềm CAE (Computer-Aided Engineering) để mô phỏng và phân tích dòng chảy nhựa trong khuôn ép nhựa. Từ kết quả phân tích này có thể tìm ra vị trí đặt miệng phun tối ưu để đảm bảo quá trình điền đầy của nhựa trong khuôn, đồng thời có thể dự báo lỗi hay khuyết tật có thể xảy ra trong sản phẩm sau khi ép. Nhờ vào kết quả phân tích dự báo lỗi mà kỹ sư thiết kế khuôn ép nhựa có thể điều chỉnh kết cấu sản phẩm, điều chỉnh các thông số ép phun một cách phù hợp để hạn chế các khuyết tật có thể xảy ra. Việc này giúp người thiết kế khuôn lựa chọn và điều chỉnh thông số ép phun một cách thuận tiện và chính xác, đồng thời nó cũng giúp giảm đáng kể thời gian thử nghiệm và sửa chữa khuôn sau khi gia công.
20/06/2024 10:06
Trên các ô tô ngày nay, các hệ thống tổng thành ngày càng phức tạp. Để sửa chữa xe, kĩ thuật viên sửa chữa cần tham khảo cơ sở dữ liệu chẩn đoán để có thể sửa chữa, bảo dưỡng chính xác hệ thống tổng thành xe. Các dữ liệu chẩn đoán rất lớn, để cài đặt, yêu cầu cấu hình và phương pháp cài đặt phức tạp gây nên nhiều khó khăn cho kĩ thuật viên truy cập. Trên cơ sở đó, nội dung nghiên cứu của bài báo là tìm ra một giải pháp xây dựng hệ thống chẩn đoán đầy đủ cơ sở dữ liệu chẩn đoán nhiều dòng xe, có khả năng truy cập online phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng các dòng xe.
20/06/2024 09:36
Kiểm tra chất lượng là một khía cạnh quan trọng của sản xuất công nghiệp hiện đại. Trong sản xuất ngành dệt may, việc kiểm tra vải tự động là rất quan trọng để duy trì chất lượng vải. Trong một thời gian dài, quy trình kiểm tra lỗi vải vẫn được thực hiện bằng sự kiểm tra trực quan của con người nên không đầy đủ và tốn kém. Vì vậy, việc kiểm tra lỗi vải tự động là cần thiết để giảm chi phí và lãng phí thời gian do lỗi gây ra. Việc phát triển hệ thống kiểm tra web hoàn toàn tự động đòi hỏi các thuật toán phát hiện lỗi vải tiên tiến và hiệu quả. Phát hiện các lỗi vải cục bộ là một trong những vấn đề hấp dẫn nhất trong thị giác máy tính. Phân tích kết cấu đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm tra trực quan tự động các hình ảnh kết cấu để phát hiện các khuyết điểm của chúng. Các phương pháp tiếp cận khác nhau để phát hiện lỗi vải đã được đề xuất trong nghiên cứu. Bài báo đã khảo sát về các kỹ thuật phát hiện khuyết tật của vải, trên cơ sở tính chất của các đặc điểm trên bề mặt vải, các phương pháp đề xuất được chia thành ba loại: thống kê, quang phổ và dựa trên mô hình.
20/06/2024 09:25
Đối với phương pháp thiết kế may mặc truyền thống, việc thiết kế là một quá trình tốn thời gian và công sức từ việc chọn mẫu – thiết kế mẫu trang phục – điều chỉnh mẫu – sản phẩm. Tuy nhiên, khi sử dụng phần mềm CLO3D với chức năng điều chỉnh tấm mẫu thực hiện chuyển đổi tọa độ từ mặt phẳng sang 3D trực quan, giúp tiết kiệm nhân lực và giờ công. Chức năng tạo cơ thể con người, chức năng phối cảnh, chức năng hiển ứng suất, chức năng điểm tiếp xúc và các chức năng khác của phần mềm CLO3D có thể phân tích sâu sắc nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các phiên bản quần áo thiết kế để làm cho phiên bản phù hợp hơn. Phần mềm CLO3D trong thiết kế kết cấu hàng may mặc cho cái nhìn trực quan, hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và công sức trong thiết kế may mặc.
23/06/2024 15:06
Xyanua (CN) là một chất độc, và nó thường có mặt trong nước thải công nghiệp của một số ngành như khai khoáng, xi mạ, thuộc da, sơn, chất bảo quản gỗ, điện tử, hóa chất và một số ngành nghề công nghiệp khác. Đặc biệt trong một số ngành như khai thác khoáng sản, xi mạ có hàm lượng xyanua rất cao. Nước thải ngành khai thác khoáng sản hay xi mạ thường chứa các ion kim loại nặng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người như kẽm, cromat, niken, sắt, đồng, chì, thuỷ ngân, và đặc biệt nó còn chứa các chất độc khác như xyanua, các chất hoạt động bề mặt, các chất hữu cơ phụ gia. Do đó, nước thải ngành này cần phải được xử lý để tránh gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
20/06/2024 09:14
Các công việc nâng vật trên cao là yếu tố gây nguy cơ cao về các chấn thương cơ xương khớp ở tay và lưng. Trong bài báo này, các tác giả đã đánh giá hiệu quả của khung xương ngoài bị động với cánh tay cơ khí gắn với phần thân dạng khung xương như một thiết bị hỗ trợ khi nâng vật trên cao. Thực nghiệm được tiến hành với 10 ứng viên, thực hiện nâng các vật nặng có khối lượng: (1kg; 3kg và 6kg) trong trường hợp có và không có sự hỗ trợ của khung xương ngoài. Sau đó tiến hành đánh giá hiệu quả của khung xương ngoài thông qua việc phân tích các tín hiệu điện cơ (EMG) của cơ vai, cơ lưng thu được từ thực nghiệm. Ngoài ra, việc đánh giá hiệu quả của khung xương ngoài còn được thực hiện thông qua phản hồi của những người tham gia thực nghiệm bằng cách phân tích mức độ cảm nhận về sự khó chịu (RPD) của vai và lưng khi nâng vật trên cao trong trường hợp có và không có sự hỗ trợ của khung xương ngoài bị động.
20/06/2024 09:04
Trong quá trình gia công các sản phẩm có bề mặt phức tạp, có rất nhiều vị trí khó vào dao (dụng cụ cắt) không thể xử lý bằng tay hay trực tiếp trên máy CNC, do đó việc ứng dụng phần mềm vào quá trình gia công là rất cần thiết. Bài báo này trình bày phương pháp ứng dụng phần mềm NX để tạo đường dẫn dụng cụ tối ưu khi gia công tại các vị trí nguy hiểm (vị trí sâu và hẹp) nhằm khắc phục hiện tượng gãy dụng cụ và giảm thời gian lập trình gia công. Để xây dựng được đường dẫn tối ưu, tác giả đã trực tiếp nghiên cứu máy CNC phay tiện kết hợp 4 trục EmcoTurn E65, ứng dụng phần mềm NX tạo các phương pháp gia công, xuất mã G-Code và trực tiếp kiểm nghiệm, so sánh chương trình gia công trên một số sản phẩm có bề mặt phức tạp. Kết quả này sẽ là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng đa dạng trên các sản phẩm phức tạp khác, đồng thời sẽ định hướng đưa vào chương trình đào tạo tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh trong tương lai.
20/06/2024 08:56
Trong bài báo này, tác giả trình bày việc thiết kế hệ thống điều khiển cho máy rót bột tự động. Bộ điều khiển có tác dụng xử lý tín hiệu từ cảm biến tiệm cận, loadcell để điều khiển động cơ bước được liên kết với vít tải hoàn thành một chu trình rót bột một cách chính xác. Đồng thời, bộ điều khiển được thiết kế cũng có khả năng giao tiếp hai chiều với màn hình cảm ứng để người sử dụng có thể thiết lập các khối lượng chuẩn của mỗi lần rót bột, cũng như hiển thị thông tin về quá trình rót bột cho người sử dụng.
20/06/2024 08:50
Khi hàn ghép nối các ống mỏng nhằm tiết kiệm chi phí cho quá trình sản xuất, cần có bước tạo phôi, chuẩn bị trước các thành, gờ giữ cho các mối hàn được điền đầy không bị chảy xệ ra ngoài. Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm tạo thành gờ để hàn ống thép mạ kẽm ϕ40 có chiều dày thành ống là 1mm cho mối hàn ghép nối chữ T, thực hiện tạo phôi cho 3 bộ phôi hàn có tạo thành, gờ và 03 bộ phôi hàn không tạo thành, gờ với các chế độ hàn cho từng cặp ống khác nhau. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm ra bộ thông số tối ưu để nâng cao chất lượng mối hàn cho các mối hàn ống mỏng, đáp ứng được chất lượng mối hàn đồng thời tiết kiệm được một lượng lớn phôi liệu. Kết quả thí nghiệm đã được chụp siêu âm để đối chứng, so sánh.
Trang: Đầu Trước ... 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 ... Sau Cuối
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ