Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác làm việc với Bộ Giao thông Vận tải về tình hình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Sáng 28/6/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác Chính phủ đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) để phân tích, đánh giá toàn diện về kết quả cũng như những tồn tại, vướng mắc và cùng tìm phương hướng tháo gỡ về cơ chế cho các hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trong ngành GTVT.
Thứ trưởng
Thường trực Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức đã báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ và Đoàn
công tác những kết quả ngành GTVT đã được trong 5 năm từ 2005 – 2010. Trong
giai đoạn này, ngành GTVT đã nghiên cứu làm chủ và ứng dụng thành công nhiều
kết quả nghiên cứu vào thực tế mang lại lợi ích hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Triển khai ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại phục vụ công tác điều tra, khảo
sát như dùng phần mềm TOPO trong công tác đo đạc số hóa bình đồ, định vị bằng
hệ tọa độ GPS, GIS; phần mềm TSW-3 xác định các thông số cơ bản của đất nền
dùng để phân tích nền móng công trình giao thông. Nhiều công nghệ được đánh giá
đạt trình độ ngang tầm trong khu vực và thế giới.
Một số công
trình của ngành giao thông đã mang lại dấu ấn như hầm Đèo ngang, hầm A- Roàng 1
, cầu A- Roàng 2, đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương, hầm đường bộ Hải
Vân. Đặc biệt, ngành GTVT đã áp dụng thành công công nghệ xây dựng cầu dây văng
nhịp lớn do các đơn vị trong nước tự thiết kế thi công ở cầu Rạch Miễu, cầu Pá
Uôn.
Đặc
biệt, trong 5 năm qua ngành GTVT đã nâng vị trí ngành hàng không Việt Nam lên
tầm cao mới nhờ áp dụng KH&CN. Áp dụng nhiều công nghệ mới trong xây dựng,
nâng cấp, mở rộng các cảng hàng không quốc tế và nội địa như công nghệ cọc đất
gia cố xi măng, gia cố nền móng và lớp phủ bề mặt bằng bê tông polyme cho sân bay
Trà Nóc- Cần Thơ và nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất. Hàng không Việt Nam
đang khai thác 22 cảng hàng không, trong đó đã có 6 cảng quốc tế và 16 cảng nội
địa cùng 40 đường bay quốc tế và 30 đường bay nội địa. Những tiến bộ của
KH&CN đã giúp hàng không Việt Nam gia nhập Sky Team, đứng thứ 6 trong ASEAN
và thứ 42- 43 trên thế giới về vận tải hàng không.
Bộ trưởng Bộ
GTVT Hồ Nghĩa Dũng khẳng định, hoạt động KH&CN đã tập trung bám sát nhu cầu
thực tế phục vụ phát triển của ngành, nghiên cứu đã có trọng tâm, trọng điểm
nên thu hút được lực lượng khoa học chủ chốt trong ngành cùng phối hợp trong
những vấn đề về KH&CN trong ngành GTVT.
Phát biểu tại
buổi làm việc, Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN Nguyễn Quân đánh giá cao
những thành tựu mà ngành GTVT đã đạt được trong 5 năm qua. Thứ trưởng cho rằng
những khó khăn, tồn tại mà ngành GTVT đang gặp phải trong lĩnh vực nghiên cứu
khoa học sẽ được các Bộ, Ngành có liên quan chung tay tìm cách tháo gỡ, tạo
điều kiện cho ngành GTVT tải có nhiều hơn nữa những kết quả nghiên cứu được ứng
dụng vào thực tế.
Thứ trưởng
cũng đưa ra một số kiến nghị với Bộ GTVT như: Quan tâm đầu tư cho các tổ chức
KH&CN, các Viện để các tổ chức, Viện này sớm có điều kiện chuyển đổi hoạt
động theo mô hình Nghị định 115 và sớm thành lập được những doanh nghiệp
KH&CN hoạt động có hiệu quả; sớm có kế hoạch hình thành tập thể KH&CN
mạnh, tập hợp các chuyên gia giỏi, chủ động được các khâu từ thiết kế, thi
công…; đẩy mạnh ứng dụng, sáng tạo công nghệ; tích cực tham gia một số chương
trình quốc gia mà Bộ KH&CN chủ trì như Chương trình Sản phẩm Quốc gia và
tăng cường đầu tư hơn nữa cho khoa học công nghệ trong ngành GTVT để ngành có
nhiều sản phẩm tốt hơn.
Phó Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cũng khẳng định, tuy ngành GTVT có những đặc thù riêng
nên cũng có nhiều khó khăn, nhưng ngành đã vượt được lên những khó khăn, có
nhiều công trình ghi dấu ấn cho sự phát triển trình độ KH&CN trong ngành
GTVT. Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực của tất cả
các cán bộ công nhân viên ngành GTVT trong công tác nghiên cứu khoa học. Phó
Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan chuyên trách của Bộ GTVT kết hợp với các Bộ,
Ngành thảo luận tìm ra cơ chế tài chính phù hợp để khuyến khích các nhà khoa
học phát huy khả năng nghiên cứu và cơ chế tài chính hỗ trợ, thúc đẩy các
nghiên cứu khoa học sớm được ứng dụng vào thực tế mang lại lợi ích, góp phần
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.