SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Qualcomm phát triển giải pháp có thể thay thế quét võng mạc trên Galaxy S8: rẻ hơn và gần như không tốn điện

[26/04/2017 11:13]

Cảm biến Glance sẽ chỉ tiêu tốn khoảng 2 milliwatt điện, trái ngược hoàn toàn với con số hàng trăm milliwatt của mô đun camera trên điện thoại.

Ông lớn sản xuất chip Qualcomm muốn thiết bị của bạn có khả năng nhìn thấy bạn.

Công ty này đang tiến hành phát triển một công nghệ gói gọn một ống kính, một cảm biến hình ảnh là một vi xử lý xung nhịp thấp có thể chạy được những thuật toán liên quan đến thị giác của máy móc. Mô-đun này, Qualcomm đặt cho nó cái tên là Glance, sẽ có giá thành rẻ hơn khá nhiều so với một chiếc camera và sử dụng ít năng lượng hơn, thế nhưng nó có thể nhận diện người, phát hiện xem họ có đang thực hiện một vài hành động nhất định (ví dụ như nhảy nhót hoặc tiến tời hoặc lùi lại so với cảm biến), và thậm chí nó có thể nhận biết được một số cử chỉ nhất định.

Mọi công ty làm việc trong lĩnh vực máy tính đều đang cố gắng tạo ra một hình thức giúp máy móc có “mắt nhìn”, trong đó bao gồm cả ô tự tự lái và những thiết bị đưa hàng tự động. Mặc dù Glance vẫn đang nằm trong giai đoạn thử nghiệm tại bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của Qualcomm, nó mang tới lợi ích không nhỏ trong việc tận dụng vị thế lớn của họ trong ngành công nghiệp máy tính tiết kiệm năng lượng và áp dụng nó vào thị trường đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt này.

Các công ty sản xuất smartphone và nhà cung cấp linh kiện cảm biến đã nhận định rằng công nghệ này sẽ đóng vai trò rất lớn với khả năng mang đến những tính năng mới cho điện thoại thông minh cũng như các thiết bị gia đình.

Trên smartphone, phần cứng của Glance sẽ trở thành một tính năng bảo mật hoàn toàn mới, Jeff Henckels, giám đốc quản lý sản phẩm và phát triển doanh nghiệp của Qualcomm cho biết. Ông nói rằng nhiều gã khổng lồ đang dốc vốn đầu tư vào máy quét võng mạc để mở khóa điện thoại, ví dụ như Galaxy S8 – thế nhưng camera của thiết bị này sẽ liên tục phải hoạt động, dẫn đến tình trạng ngốn pin rất kinh khủng. Cảm biến Glance này sẽ chỉ tiêu tốn khoảng 2 milliwatt điện, trái ngược hoàn toàn với con số hàng trăm milliwatt của mô đun camera trên điện thoại.

Henckels nói rằng cảm biến cực tiết kiệm điện Glance này có thể liên tục hoạt động mà không cần nghỉ. Với độ phân giải khá khiêm tốn, chỉ 320 x 240, nó khó có thể thực hiện các tác vụ như nhận diện khuôn mặt, thế nhưng nó có thể biết được khi nào có người đang đứng đối diện điện thoại và kích hoạt camera để quét võng mạc của chủ nhân, giúp tiết kiệm được kha khá thời gian và công sức.

Đối với các thiết bị gia đìnhvà đồ chơi, Glance sẽ giúp chúng nhận biết được thế giới xung quanh. Một con búp bê có thể biết khi em bé đang chơi với nó chẳng hạn.

Henckels cũng tiết lộ rằng mẫu thử nghiệm phần cứng lẫn công cụ phát triển phần mềm cho Glance đang nằm trong tay của nhiều nhà sản xuất thiết bị, và đặc biệt là các công ty smartphone đang muốn sử dụng nó để phục vụ cho tính năng quét võng mạc. Ông này từ chối tiết lộ về thông tin sản phẩm nào sẽ được tích hợp công nghệ này, cũng như khi nào Qualcomm sẽ chính thức thương mại hóa nó.

Nhiều khả năng sẽ phải một thời gian khá dài nữa mới thấy bóng dáng của nó xuất hiện trên thị trường. Trong qua khứ, Intel đã mở hầu bao và thâu tóm 2 công ty là Movidius và Mobileye, hai cái tên khá nổi tiếng trong lĩnh vực phát triển phần cứng chip xử lý hình ảnh cho các thiết bị nhỏ hoặc máy móc kích thước lớn như ô tô. Vào năm 2016, công ty ARM cũng đã mua lại Apical chuyên sản xuất linh kiện liên quan đến “mắt” của máy tính tiết kiệm điện. Nhiều start up lớn nhỏ khác, ví dụ như Emza của Israel, cũng đang theo đuổi mục tiêu mang đến “thị giác” cho máy tính nhờ các mô-đun camera. Emza hứa hẹn sẽ cho ra mắt một mô-đun chỉ tiêu tốn có vỏn vẹn 5 milliwatt mà thôi.

Kurt Wedig, CEO của OneEvent, cha đẻ của thiết bị sử dụng nhiều loại cảm biến để nhận biết sự thay đổi của môi trường xung quanh, nghĩ rằng Glance sẽ cung cấp thêm một luồng thông tin về bảo mật mới – đây là điều mà ông nhận định là rất hữu dụng, thế nhưng nhiều khách hàng lại cho rằng ý tưởng này sẽ dẫn tới hành vi xâm phạm quyền riêng tư cá nhân.

Glance không hẳn là một camera, thế nhưng nó có thể thu thập thông tin chi tiết hơn một cảm biến hình ảnh thông thường, nó sẽ có tác dụng bảo vệ nhà bạn và tỏa sáng trong lĩnh vực chăm sóc người già. “Cảm biến chuyển động không hề mang tính xâm phạm ở những nơi như vậy,” Wedig nói. “Bạn thu thập được nhiều thông tin, dữ liệu hơn và mọi người đều cảm thấy thoải mái hơn vì không bị camera theo dõi mà chỉ là Glance mà thôi.”

Qualcomm cũng nhấn mạnh rằng Glace không hề có khả năng lưu trữ hay gửi hình ảnh. Dữ liệu duy nhất mà cảm biến này chuyển đến cho thiết bị chỉ là những gì mà nó thấy – ví dụ, như việc nó nhìn thấy một người chẳng hạn. Qualcomm và các công ty nghĩ đều cho rằng tính năng mới này của thị giác dành cho máy móc sẽ phần nào làm dịu đi những lo ngại về riêng tư hiện nay.

genk.vn
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ