SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Khảo sát độc lực của virus viêm gan vịt phân lập từ đàn vịt tỉnh Hậu Giang

[08/08/2018 15:13]

Nghiên cứu do các tác giả: Phạm Công Uẩn - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang và Hồ Thị Việt Thu - Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.

Vịt con chết nằm nghiêng sườn - Vịt con khô chân và chảy dịch mũi

Nghiên cứu cho thấy chủng virus này thể hiện độc lực cao trên vịt con, với độc lực được xác định trên vịt con 3 ngày tuổi là 103,3LD50/0,5ml. Sau khi gây nhiễm 1 ngày, virus có khả năng gây chết vịt thí nghiệm. Thời gian gây chết từ 1-5 ngày sau khi gây nhiễm, tập trung cao nhất vào ngày thứ 3, thứ 4 với những triệu chứng điển hình như vịt ít đi lại, tiêu chảy phân trắng, đi ngã về một phía, tư thế chết rất điển hình là vịt nằm nghiêng sườn, đầu ngửa lên lưng. Biến đổi bệnh lý điển hình nhất là ở gan như gan sưng, gan sưng xuất huyết hay có biểu hiện gan nhạt màu chiếm tỷ lệ rất cao 100%, túi mật căng phồng (73,3%), lách sưng (63,3%). Ngoài ra, còn có một số biểu hiện như phổi xuất huyết, thận sưng, cơ tim nhão hay cơ tim nhạt màu và hiện tượng dạ dày cơ, dạ dày tuyến xuất huyết. Tổng số vịt chết trong thời gian thí nghiệm với tỷ lệ 56,0%.

Viêm gan vịt do virus là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở vịt con. Vịt nhạy cảm nhất với bệnh là lúc mới nở đến dưới 28 ngày tuổi và dần dần trở nên kháng lại với bệnh lúc vịt lớn lên. Bệnh xảy ra nhanh chóng, lây lan nhanh trong toàn đàn và khả năng gây chết đến 90% (Woolcock, 2003). Bệnh này từ lâu được xác định có mặt ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. 

Nghiên cứu đã phân lập được chủng virus viêm gan vịt type I genotype 3 ở nhiều tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và nhận thấy bệnh xảy ra ngày càng nhiều trên những đàn vịt con do những nông hộ nuôi ngoài tự nhiên.        

Hơn nữa, trong quá trình tiến hóa và thích nghi với môi trường sống làm cho độc lực virus có nhiều biến đổi và diễn biến bệnh lý của các chủng virus viêm gan vịt có nhiều điểm giống nhau khó phân biệt. Cho nên, việc khảo sát độc lực và tính gây bệnh của chủng virus này trên vịt con là hết sức cần thiết, nhằm hiểu rõ hơn khả năng gây bệnh và những triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh; từ đó cung cấp thêm thông tin về bệnh viêm gan vịt do virus để chẩn đoán kịp thời khi dịch bệnh xảy ra trong những điều kiện chưa chẩn đoán được bằng các kỹ thuật xét nghiệm hiện đại khác.

Nghiên cứu cho thấy chủng virus này thể hiện độc lực cao trên vịt con, với độc lực được xác định trên vịt con 3 ngày tuổi là 103,3LD50/0,5ml. Sau khi gây nhiễm 1 ngày, virus có khả năng gây chết vịt thí nghiệm. Thời gian gây chết từ 1-5 ngày sau khi gây nhiễm, tập trung cao nhất vào ngày thứ 3, thứ 4 với những triệu chứng điển hình như vịt ít đi lại, tiêu chảy phân trắng, đi ngã về một phía, tư thế chết rất điển hình là vịt nằm nghiêng sườn, đầu ngửa lên lưng. Biến đổi bệnh lý điển hình nhất là ở gan như gan sưng, gan sưng xuất huyết hay có biểu hiện gan nhạt màu chiếm tỷ lệ rất cao 100%, túi mật căng phồng (73,3%), lách sưng (63,3%). Ngoài ra, còn có một số biểu hiện như phổi xuất huyết, thận sưng, cơ tim nhão hay cơ tim nhạt màu và hiện tượng dạ dày cơ, dạ dày tuyến xuất huyết. Tổng số vịt chết trong thời gian thí nghiệm với tỷ lệ 56,0%.

Tạp Chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ-Tập 54, Phần B(2018)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ