Hóa chất trong vỏ chai nhựa có thể khiến trẻ béo phì ngay từ trong bụng mẹ
BPA - hóa chất thường có trong đồ nhựa có thể âm thầm gây béo phì cho trẻ nhỏ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Hóa chất vỏ chai nhựa có thể khiến trẻ béo phì ngay từ khi còn trong bụng mẹ nếu thai phụ tiếp xúc nhiều khi mang thai. (Ảnh minh họa).
Theo các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Sức khỏe Môi trường Trẻ em (CCCEH) tại Mailman, thai phụ tiếp xúc với Bisphenol A (BPA), một hóa chất phổ biến được sử dụng trong việc sản xuất chai nhựa và vỏ đồ đóng hộp, có liên quan đến nguyên nhân béo phì ở trẻ em 7 tuổi.
Các nhà nghiên cứu cho thấy, mối liên hệ của phơi nhiễm trước khi sinh với BPA - 94% phụ nữ được nghiên cứu có hóa chất trong nước tiểu và đo lượng mỡ trong cơ thể ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Kết quả được công bố trên trang Quan điểm sức khỏe môi trường.
BPA - một trong những hóa chất được sử dụng rộng rãi nhất, được tìm thấy trong các sản phẩm sử dụng hàng ngày như chai nước bằng nhựa, lon thực phẩm bằng kim loại và giấy in nhiệt.
BPA có thể hoạt động như một chất hóa học gây rối loạn nội tiết, một hợp chất bắt chước hoặc ngăn chặn các hormone do cơ thể sản xuất. BPA có liên quan đến một số bệnh như hen suyễn, lo âu và trầm cảm ADHD, dậy thì sớm ở bé gái và tiểu đường, béo phì, bệnh tim ở người lớn.
Lori Hoepner, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy phơi nhiễm trước khi sinh với BPA có thể góp phần vào nguồn gốc phát triển của bệnh béo phì được xác định bằng các biện pháp đo lượng mỡ ở cơ thể trẻ em so với chỉ số truyền thống về chỉ số khối cơ thể, và chỉ xem xét trên phương diện chiều cao và cân nặng".
Các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu nước tiểu và thành phần cơ thể trẻ em từ 369 cặp mẹ con, một tập hợp con của nghiên cứu hệ sinh nở đô thị đang diễn ra tại thành phố New York, từ khi trong bụng mẹ cho đến khi còn nhỏ.
Phơi nhiễm BPA được xác định bằng cách đo nồng độ tổng BPA và những chất chuyển hóa của nó trong các mẫu nước tiểu được thu thập trong thứ ba của thai kỳ của mẹ và từ trẻ em ở tuổi 3 - 5 tuổi. Chiều cao và cân nặng được đo cho trẻ em từ 5 tuổi và 7 tuổi; số đo kích thước cơ thể bổ sung của chu vi vòng eo và khối lượng mỡ cũng được thu thập ở trẻ em 7 tuổi.
Sau khi điều chỉnh các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng phơi nhiễm BPA trước khi sinh có liên quan với chỉ số khối mỡ - thước đo khối lượng mỡ trong cơ thể được điều chỉnh theo chiều cao, phần trăm mỡ cơ thể và vòng eo ở trẻ em. Trẻ em tiếp xúc với nồng độ BPA trước khi sinh cao hơn thì có mức độ mỡ cao hơn.
Khi dữ liệu được phân tích riêng theo giới tính, có mối liên quan đáng kể giữa BPA với chỉ số khối mỡ và chu vi vòng eo ở bé gái không có mối liên quan giữa phơi nhiễm BPA trước khi sinh với kết quả mỡ cơ thể ở bé trai. Ngoài ra, cũng không có mối liên quan nào được tìm thấy giữa mức độ BPA lúc nhỏ và béo phì - một phát hiện mà các tác giả cho biết mức độ tổn thương cao hơn trong thời kỳ tiền sản.
"Bằng chứng cho thấy phơi nhiễm BPA trước khi sinh có liên quan đến nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em có thể là một yếu tố quan trọng trong dịch bệnh béo phì", tác giả Andrew Rundle, phó giáo sư dịch tễ học và đồng giám đốc của Sáng kiến phòng chống béo phì tại trường Mailman. "Các hóa chất gây rối loạn nội tiết như BPA có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất của em bé và từ đó các tế bào mỡ được hình thành sớm trong đời sống."
Để giảm tiếp xúc với BPA, Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia khuyến cáo nên tránh các hộp nhựa số 3 và 7, chuyển từ thực phẩm đóng hộp sang thực phẩm tươi hoặc đông lạnh, và khi có thể, hãy chọn hộp đựng bằng thủy tinh, sứ hoặc thép không gỉ, đặc biệt là đối với thực phẩm nóng và các loại chất lỏng.
Hương Giang