SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đề xuất in chữ nổi để phân biệt mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy

[08/10/2020 09:28]

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGTQG đã có ý kiến như trên tại hội thảo về mũ bảo hiểm, trong khuôn khổ dự án “Hành trang An toàn”, diễn ra tại TP.HCM ngày 7/10/2020.

Những loại mũ này sẽ không nằm trong diện được gọi là mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy. 

Ông Khuất Việt Hùng cũng cho biết, Ủy ban ATGTQG phối hợp với Ban Chỉ đạo Quốc gia Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) sẽ có báo cáo gửi đến Thường trực Chính phủ để ban hành chỉ thị mới về quản lý chất lượng mũ bảo hiểm.

“Chúng tôi sẽ soạn dự thảo chỉ thị, xin ý kiến của các Bộ, ngành trong đó có Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Công thương, Bộ Công an, đặc biệt là Cảnh sát giao thông, để đưa vào Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm quy định đúc nổi dòng chữ “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” trên mũ" - ông Hùng nói. Việc này để cho Cảnh sát giao thông dễ nhận thấy khi xử lý vi phạm về việc đội mũ bảo hiểm của người đi mô tô, xe máy và xe đạp điện; đồng thời cũng nhằm ngăn ngừa hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hội thảo cũng đã công bố kết quả một nghiên cứu về chất lượng mũ bảo hiểm do Quỹ AIP phối hợp cùng Trường ĐH Y tế công cộng thực hiện tại TP.HCM và tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, 89,5% số mũ bảo hiểm được khảo sát không đạt tiêu chuẩn chất lượng, không bảo vệ được người sử dụng từ nguy cơ chấn thương sọ não trong trường hợp xảy ra va chạm giao thông. Theo ông Hùng, việc chọn nơi mua mũ thuận tiện, giá rẻ và nhận thức chưa đúng của người tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng đó.

"Kết quả nghiên cứu phần nào phản ánh tình trạng chất lượng mũ bảo hiểm trên thị trường, đặt ra những câu hỏi lớn đối với hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng mũ bảo hiểm. Đây là cơ sở để các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, khảo sát kỹ lưỡng, toàn diện hơn, nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng mũ bảo hiểm tại Việt Nam", ông Khuất Việt Hùng đưa ra nhận định.

Tính đến thời điểm hiện tại, Luật Giao thông đường bộ hiện hành và Nghị định 46/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông không có điều khoản nào quy định xử phạt đối với người đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn.

Như vậy, đến nay vẫn chưa có quy định pháp luật chính thức để xử phạt hành vi đội mũ bảo hiểm kém chất lượng khi tham gia giao thông mà chỉ dừng lại ở các chiến dịch tuyên truyền, khuyến khích người dân nên sử dụng mũ bảo hiểm đạt chuẩn để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Theo Thông tư liên tịch 06/2013 do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Công an và Bộ GTVT ban hành, mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), xe đạp điện đội khi tham gia giao thông là mũ có đủ các tính năng sau:

Có cấu tạo đủ ba bộ phận: Vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo; có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN;

Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN và được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật;

Tuy người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm kém chất lượng không bị CSGT xử phạt nhưng loại mũ bảo hiểm này không thể bảo vệ người tham gia giao thông khi có tai nạn xảy ra do không chịu được va đập, dễ vỡ nát.

Bảo Anh

www.vietq.vn (ctngoc)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ