SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Bộ khoa học và Công nghệ kiểm tra thực hiện nhiệm vụ ISO 31000 tại doanh nghiệp

[10/11/2020 15:37]

Vừa qua, Bộ khoa học và Công nghệ đã thành lập đoàn kiểm tra thực tế thực hiện nhiệm vụ ISO 31000 tại một số doanh nghiệp: Công ty TNHHMTV SXTMDV Lê Lời và Công ty Cổ phần We Construction.

Đoàn kiểm tra thực tế tại công ty Cổ phần WE CONSTRUCTION.

Cụ thể, trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ: Nhân rộng áp dụng hệ thống quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000:2018, do Trung tâm Thông tin – Truyền thông Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì thực hiện. Trong các ngày 26/10/2020 và 02/11/2020 Bộ khoa học và Công nghệ đã thành lập đoàn kiểm tra đánh giá thực tế kết quả thực hiện nhiệm vụ tại 02 doanh nghiệp: Công ty TNHHMTV SXTMDV Lê Lời (địa chỉ tại Lộ Tân Bửu, ấp 4, Xã Tân Bửu, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An) và Công ty Cổ phần We Construction (địa chỉ tại Khu công nghiệp Quế Võ, xã Việt Hùng, Quế Võ, Bắc Ninh).

Thành phần đoàn đánh giá: Đoàn kiểm tra đánh giá thực tế thực hiện nhiệm vụ ISO 31000 do trưởng đoàn - TS Ngô Quý Việt dẫn đầu cùng với các thành viên: PGS.TS Trương Đoàn Thể, PGS.TS Doãn Kế Bôn.

Các chuyên gia đánh giá tại Công ty TNHH MTV SXTM Lê Lời.

Mục tiêu: Nhằm khẳng định tính hiệu lực và hiệu quả, kết quả của hoạt động tư vấn hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000 đối với các doanh nghiệp được hỗ trợ trong khuôn khổ của nhiệm vụ.

Nội dung: Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra với 4 nội dung cụ thể như sau: Tiến độ triển khai thực hiện hoạt động tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp; Mức độ cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống; Tính đầy đủ và mức độ tin cậy của các tài liệu được xây dựng và áp dụng tại doanh nghiệp; Tính hiệu quả của việc áp dụng.

Kết quả: Sau quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra đã đưa ra những đánh giá, kết luận.

Thứ nhất, về tiến độ triển khai thực tế tại các doanh nghiệp, các tư vấn viên của trung tâm Thông tin – Truyền thông Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã thực hiện theo các bước và đảm bảo thời lượng và chất lượng của quá trình tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp, được các doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao, cũng như tính đúng đắn của việc đăng ký áp dụng hệ thống ISO 31000 đối với doanh nghiệp của mình.

Các bước tiến hành tư vấn:

-      Khảo sát, đánh giá thực trạng tại doanh nghiệp

-      Đào tạo nhận thức về hệ thống ISO 31000

-      Hướng dẫn viết tài liệu theo yêu cầu của hệ thống ISO 31000

-      Hướng dẫn áp dụng các tài liệu vào thực tế của doanh nghiệp

-      Đào tạo kỹ năng đánh giá nội bộ tại doanh nghiệp

-      Hướng dẫn đánh giá nội bộ tại doanh nghiệp

-      Hướng dẫn thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa

-      Đánh giá hiệu quả sau áp dụng

Thứ hai, lãnh đạo các doanh nghiệp đã thể hiện được sự cam kết và quyết tâm cao trong việc áp dụng hệ thống, thông qua việc cung cấp các nguồn lực cần thiết cùng với các tư vấn viên của Trung tâm Thông tin – Truyền thông Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để thực hiện xây dựng và áp dụng hệ thống ISO 31000. Đã xây dựng và ban hành chính sách quản lý rủi ro, mục tiêu quản lý rủi ro của doanh nghiệp và truyền đạt thấu hiểu các chính sách, mục tiêu quản lý rủi ro trong toàn bộ doanh nghiệp ở tất cả các cấp và bộ phận trong doanh nghiệp.

 Doanh nghiệp báo cáo kết quả thực hiện.

Thứ ba, tài liệu của hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 31000 của các doanh nghiệp đã được xây dựng dưới sự hướng dẫn của các tư vấn viên. Đoàn kiểm tra nhận thấy, các doanh nghiệp đã xây dựng và ban hành bộ tài liệu áp dụng và triển khai có hiệu lực và hiệu quả tại doanh nghiệp. Tài liệu được xây dựng và ban hành khẳng định được mức độ đầy đủ, tin cậy, bao quát được toàn bộ phạm vi áp dụng, đáp ứng được các yêu cầu của một hệ thống quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000.

Thứ tư, về kết quả, hiệu quả. Nhận thức về rủi ro và quản lý rủi ro đã được doanh nghiệp thấu hiểu áp dụng để chủ động trong việc phòng ngừa và ứng phó trước khi rủi ro xảy đến.

Các quá trình đều được tiếp cận dựa trên các rủi ro, và xây dựng các biện pháp giám sát, kiểm soát phù hợp, không để khi “mất bò mới lo làm chuồng”:

Các doanh nghiệp đã xây dựng và ban hành chính sách quản lý rủi ro, mục tiêu quản lý rủi ro

Xây dựng và ban hành bộ tài liệu áp dụng theo ISO 31000

Nhận diện đầy đủ và đưa ra danh mục các rủi ro theo phạm vi áp dụng

Đánh giá, xếp loại các rủi ro theo các mức độ từ thấp đến cao, mức độ xếp hạng rủi ro từ thấp đến cao sẽ dựa vào tính lịch sử, tần suất xuất hiện, đánh giá mức độ thiệt hại và cho điểm tương ứng các mức 1>>5. theo các tiêu chí được hướng dẫn.

Xử lý các rủi ro theo các mức độ đã được xếp hạng, theo dõi báo cáo rủi ro định kỳ với lãnh đạo cao nhất.

Về hiệu quả cho thấy 100% các rủi ro đã được xem xét và xử lý đầy đủ và toàn diện đối với các rủi ro được xếp hạng ở mức cao; đối với các rủi ro được xếp hạng ở mức thấp hoặc trung bình doanh nghiệp đã có các biện pháp ứng phó tiếp tục theo dõi nhằm ngăn ngừa xuất hiện rủi ro ở mức cao hơn.

Về những tồn tại, không xuất hiện những tồn tại lớn đối với tư vấn viên và các hoạt động áp dụng tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, đoàn kiểm tra có khuyến nghị một số các điểm tư vấn và doanh nghiệp cần tiếp tục hoàn thiện.

Tiếp tục duy trì có hiệu lực và hiệu quả hệ thống sau khi tư vấn rút khỏi và chương trình hỗ trợ kết thúc

Tiếp tục mở rộng hệ thống quản lý rủi ro đối với các phạm vi khác và tiến tới áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp để có đánh giá một các tổng quát và đầy đủ hơn gia tăng giá trị nhiều hơn và phát triển bền vững.

Tư vấn viên cấn tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sau khi chương trình kết thúc ….

N.M

www.vietq.vn (ctngoc)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ