SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Các lợi ích đạt được khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001

[18/11/2020 15:48]

Có thể thấy, vấn đề an toàn lao động cần trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong mọi ngành sản xuất. Đây chính là điều kiện thiết yếu để doanh nghiệp có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001.

 

ISO 45001: Hệ thống tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cứ 15 giây có 1 người chết và 153 người bị thương liên quan đến tai nạn hoặc sự cố lao động. Tính bình quân từ năm 2013, mỗi năm có khoảng 2,34 triệu người chết do nguyên nhân trên. Có thể thấy, vấn đề an toàn lao động cần trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong mọi ngành sản xuất.

Để giải quyết vấn nạn này, tháng 3 năm 2018, tiêu chuẩn ISO 45001 đã ra đời như một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp quốc tế đầu tiên trên thế giới. Tiêu chuẩn này phù hợp cho các tổ chức trong bất kỳ lĩnh vực nào và đơn giản hóa các hoạt động cho các tổ chức giao dịch quốc tế. Tiêu chuẩn mới thay thế OHSAS 18001 và các tiêu chuẩn cụ thể theo quốc gia khác và các tổ chức đã được chứng nhận OHSAS 18001 có ba năm để chuyển đổi ISO 45001: 2018 được áp dụng cho mọi tổ chức bất kể quy mô, loại hình và hoạt động của tổ chức.

Mục tiêu chính của một hệ thống quản lý ISO 45001 bao gồm:

a) Cải tiến liên tục hiệu suất quản lý Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp (OH & S);

b) Đảm bảo việc thực hiện các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác;

c) Đạt được các mục tiêu của OH & S.

Các lợi ích của ISO 45001 đối với doanh nghiệp

Giảm thiểu rủi ro tổn thương và bệnh tật tại nơi làm việc trong phạm vi có thể;

Nhận diện và loại trừ sớm nguồn gốc gây rủi ro. Nhờ đó, có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu quy định theo luật pháp đối với công tác bảo vệ sức khỏe và an toàn nghề nghiệp;

Thiết lập các biện pháp kiểm soát hoạt động để quản lý rủi ro OH và S, các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác của tổ chức;

Doanh nghiệp sẽ nâng cao được ý thức về an toàn nghề nghiệp, khuyến khích đội ngũ nhân viên, các nhà cung ứng và cung cấp dịch vụ nâng cao tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của họ, đồng thời nâng cao uy tín của mình trước các khách hàng, nhà cung ứng, cơ quan hữu quan và nhà đầu tư như là doanh nghiệp an toàn và có uy tín;

Đánh giá hiệu quả OH và S và tìm cách cải tiến, thông qua các hành động thích hợp;

Cải thiện khả năng đáp ứng các vấn đề tuân thủ quy định;

Giảm chi phí xử lý cho các sự cố, rủi ro không mong muốn;

Giảm thời gian dừng máy và chi phí gián đoạn hoạt động sản xuất. Các vụ tai nạn nghề nghiệp và thời gian ngưng trệ thường dẫn đến tình trạng tạm dừng của các quy trình sản xuất và cung ứng và, trong tình huống xấu nhất, có thể dẫn đến các trường hợp hủy bỏ đơn đặt hang. ISO 45001 sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu sự cố;

Giảm chi phí bảo hiểm do ISO 45001 đảm bảo doanh nghiệp đang hoạt động tốt nhờ việc quản lý thường xuyên, chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi của nhân viên;

Giảm tỷ lệ vắng mặt và tỷ lệ thay đổi nhân sự (do nguyên nhân tai nạn);

Đạt được công nhận/ chứng nhận một trong những tiêu chuẩn quốc tế (điều này tăng uy tín của tổ chức đối với khách hàng và đảm bảo trách nhiệm xã hội của họ được thực hiện).

Bảo Linh

www.vietq.vn (ctngoc)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ