SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tác động của đo lường với quá trình sản xuất - sự phát triển trong tương lai không xa

[23/11/2021 15:26]

Với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự đổi mới của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, lĩnh vực đo lường càng phát triển mạnh mẽ và khẳng định mình trong nhiều lĩnh vực.

 Đo lường sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và toàn bộ ngành công nghiệp

Sự tiến bộ vượt bậc trong nhiều lĩnh vực công nghệ, tin học, ứng dụng phần mềm và sử dụng thiết bị. Sự ra đời của các máy móc hiện đại: máy quét 3D và máy quét laser, lĩnh vực đo lường trong quá trình sản xuất sẽ tiếp tục được cải thiện, cũng như khả năng đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng và kiểm tra. Trong tương lai, sẽ có nhiều thiết bị khác được sản xuất giúp tăng năng suất không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà còn trong ngành công nghiệp tự động hóa.

Tự động hóa các quy trình

Tự động hóa các quy trình đo lường sẽ trở thành tiêu chuẩn trong tương lai, nhưng vẫn sẽ có phạm vi sử dụng các đầu dò và thiết bị đo lường cho một số ngành công nghiệp. Tự động hóa đã và đang diễn ra trong các lĩnh vực có liên quan đến trí tuệ nhân tạo. Khi đó, con người sẽ ít can thiệp hay tham gia vào lĩnh vực này, thay vào đó, những vấn đề sai sót của các phép đo sẽ được máy móc giải quyết, với tỉ lệ sai sót gần như bằng không. Thậm chí, các máy móc có thể  “giao tiếp” với nhau và nếu lỗi không thể được sửa chữa tại thời điểm lúc đó, ngay lập tức mọi dữ liệu sẽ được chuyển sang một hệ thống khác để xử lý sâu hơn mà không cần con người “nhúng tay” vào.

Sản xuất và kết hợp kiểm tra

Quá trình sản xuất và kiểm tra các bộ phận sẽ được kết hợp và sẽ không cần các bộ phận hay nhóm khác phải thực hiện, khiến quá trình trở nên cồng kềnh. Hệ thống thiết bị máy tính tiên tiến sẽ đảm bảo quy trình có thể được thực hiện một cách tổng thể. Chất lượng và kiểm tra phải là một phần không thể thiếu của quá trình sản xuất và giờ đây khi đo lường ngày càng đóng vai trò quan trọng, hoạt động này sẽ được chấp nhận thường xuyên hơn. 

Khả năng thực hiện các phép đo ở các giai đoạn khác nhau sẽ đánh giá quá trình phát triển từng bộ phận, có nghĩa là vào thời điểm quá trình đã được hoàn thành, đã được đo đủ số lần để đảm bảo chất lượng và độ chính xác cao. Đây là cách sử dụng sức mạnh máy móc rất hiệu quả và được nhiều ngành công nghiệp “hoan nghênh”, đảm bảo không thực hiện trùng lặp công việc.

Dễ sử dụng hơn

Quá trình đo lường có khả năng tự sửa chữa và tự sửa chữa các phép sai, sai số,…,như vậy gần như sẽ không có sự can thiệp của con người. Thay vào đó, họ sẽ đóng vai trò người kiểm tra, theo dõi tổng quan quá trình công việc và chỉ thật sự cần can thiệp nếu máy móc bị hỏng hoặc các bộ phận cần thay thế. Điều này sẽ có tác động thay đổi toàn bộ động lực của một công ty sản xuất.

Tích hợp các giải pháp

Đo lường trong quá trình sản xuất cũng có thể đảm bảo phần cứng và phần mềm sẽ được phát triển bởi cùng một hệ thống. Điều này sẽ đảm bảo sự tích hợp “mượt mà” hơn và thống nhất tổng hợp giữa các quy trình. Sự tương tác sẽ thuận lợi hơn giữa máy kiểm tra hoặc xử lý và phần mềm hoạt động sản xuất. Ngôn ngữ lập trình cũng sẽ giống nhau, tạo ra một cách tiếp cận hợp lý hơn cho quy trình.

Tạm kết

Có thể thấy, hệ thống đo lường sẽ trở thanh một trở ngại đáng lo đối với nguồn nhân lực lao động, tuy nhiên để đồng nhất toàn bộ hệ thống đo lường bằng máy móc trong quá trình sản xuất sẽ xảy ra trong tương lai xa và sẽ mất nhiều thời gian để thành hiện thực. Vì vậy, vai trò của con người đối với lĩnh vực này vẫn còn cần thiết tuy nhiên dần dần sẽ chỉ mang tính chất quản lý nhiều hơn.

Bảo Linh

www.vietq.vn (ctngoc)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ