Dự thảo quy định quản lý dán nhãn sữa bột dành cho trẻ sơ sinh
Đài Loan (Trung Quốc) đã thông báo cho các nước Thành viên WTO về Dự thảo quy định cách thức xác định việc dán nhãn và không dán nhãn đối với sữa bột dành cho trẻ sơ sinh và trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi, quy định về ghi nhãn đối với sữa công thức.
Ảnh minh họa
Cụ thể, nhãn tại hộp đựng hoặc bao bì bên ngoài đối với sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh và trẻ từ 6 đến 24 tháng phải đáp ứng các yêu cầu sau về thực phẩm đóng gói: Các sản phẩm có hàm lượng sắt dưới 1 miligram/ 100 kilocalories sẽ được dán nhãn cảnh báo dành cho trẻ sơ sinh trên ba tháng tuổi nếu có nhu cầu bổ sung sắt; Các sản phẩm có hàm lượng sắt từ 1 miligram/ 100 kilocalories trở lên sẽ được dán nhãn cảnh báo công thức dành cho trẻ sơ sinh thiếu sắt; Nhãn phải in rõ ràng trên bao bì, hình ảnh và thông số kỹ thuật quy định trong phụ lục đính kèm.
Ngoài ra, dự thảo cũng đưa ra các thông tin cảnh báo người dùng trong việc tuân thủ chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng về sức khỏe để xác định liều lượng và phương pháp sử dụng sữa phù hợp nhu cầu sữa bột dành cho trẻ.
Trước đó, Việt Nam đã thông báo cho các nước Thành viên WTO về Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật mật mã sử dụng trong sản phẩm mật mã dân sự thuộc nhóm sản phẩm bảo mật luồng ip sử dụng công nghệ IPSEC và TLS.
Sản phẩm mật mã dân sự là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước. Sản phẩm bảo mật luồng IP là sản phẩm mật mã dân sự sử dụng các thuật toán mật mã, kỹ thuật mật mã để tạo kênh truyền bảo mật giữa hai đầu trên môi trường mạng IP.
Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định mức giới hạn các đặc tính kỹ thuật mật mã của sản phẩm bảo mật luồng IP sử dụng công nghệ TLS VPN, IPSec VPN phục vụ bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước. Dự thảo quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức cá nhân kinh doanh và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Hà My