Tìm thấy 3240 hóa chất trong bao bì thực phẩm có thể gây hại sức khỏe
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã biên soạn dữ liệu về 3240 hóa chất độc hại được tìm thấy trong các “vật liệu tiếp xúc với thực phẩm” như bao bì và hộp đựng.
Tìm thấy nhiều hóa chất có thể gây độc hại trong bao bì thực phẩm. Ảnh: EcoWatch
Khi quá trình sản xuất và đóng gói thực phẩm ngày càng trở nên phức tạp hơn thì “Trong thức ăn có những gì?” cũng theo đó mà trở thành một câu hỏi khó tìm ra câu trả lời.
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã biên soạn dữ liệu về 3240 hóa chất độc hại được tìm thấy trong các “vật liệu tiếp xúc với thực phẩm” (FCMs) như bao bì hay các thiết bị sản xuất và đóng gói, hộp đựng.
Theo một báo cáo được công bố bởi Diễn đàn bao bì thực phẩm phi lợi nhuận ở Thụy Sĩ, 65% các hóa chất này chưa từng được tìm thấy hay sử dụng trong FCMS trước đây.
Theo báo cáo được công bố trên tờ Critical Reviews in Food Science and Nutrition: “Hầu hết các hóa chất được phát hiện trong vật liệu tiếp xúc với thực phẩm không được phép sử dụng. Đóng gói là một khâu quan trọng trong hệ thống sản xuất thực phẩm toàn cầu hiện nay nhưng các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm (FCMs) cũng có thể là nguồn gây nhiễm độc thực phẩm. Để có thể xác định được ảnh hưởng của FCMs tới sức khỏe của con người thì đòi hỏi cần phải có một quá trình phân tích toàn diện các chất hóa học chúng chứa.”
Trong quá trình biên soạn dữ liệu này, các nhà khoa học đã sử dụng thông tin từ 1210 nghiên cứu và phát hiện ra rằng trong số đó đã có 2881 FCMs từng được công bố trước đây. Chúng được chia thành 6 nhóm bao gồm nhựa, giấy, thủy tinh, kim loại, giấy bồi và gốm. Còn các loại FCMs khác thì được phân vào nhóm “đa chất liệu”.
Rất nhiều chất hóa học nhiễm trong thực phẩm như PFAS, kim loại nặng, phthalates và bisphenol là những chất hóa học có hại cho sức khỏe. Không chỉ dừng lại ở đó mà còn hàng loạt các chất khác vẫn chưa được biết đến và nghiên cứu, bao gồm cả ảnh hưởng của chúng với sức khỏe con người.
Pete Myer, đồng tác giả của báo cáo, người sáng lập của Tổ chức phi lợi nhuận về Khoa học Sức khỏe Môi trường và đồng thời cũng là nhà nghiên cứu chính của tổ chức, cho biết một số hóa chất được nhà sản xuất cố ý thêm vào nhưng phần còn lại thì xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Và vấn đề quan trọng nhất vẫn là những hóa chất chưa được biết tới đó sẽ đi vào trong cơ thể của người tiêu dùng thông qua thực phẩm.
“Nếu không biết những hóa chất đó là gì thì không thể nào xác định được tính chất của chúng”, Myer cho biết. “Sự kết hợp của các hóa chất quá phức tạp nên chúng tôi không thể sắp xếp lại chúng một cách an toàn được.” Một vài trong số các hóa chất đó là oligomers, một sản phẩm phụ phân tử của quá trình sản xuất nhựa được tạo dựng lên từ các phân tử nhỏ hơn có tên là monomers.
Alex Odermatt, giáo sư độc chất học phân tử và hệ thống thuộc Khoa Dược phẩm tại Đại học Basel, đồng tác giả của nghiên cứu cũng chia sẻ rằng “Việc tìm kiếm các chất hóa học này là rất khí bởi chúng không được thêm vào một cách có chủ đích mà chỉ là sản phẩm phụ ngoài ý muốn”. Cũng chính bởi vậy mà nồng lộ cũng như mức độ an toàn của chúng vẫn là một bí ẩn.
Tiêu chuẩn chung về bao bì của Việt Nam
|
1
|
TCVN 7087 : 2002
CODEX STAN 1 - 1991
|
Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn = Labeling of prepackaged foods
|
2
|
TCVN 7089 : 2002
CODEX STAN 107 - 1981
|
Ghi nhãn phụ gia thực phẩm
= General standard for the labelling of food additives when sold as such
|
3
|
TTLT 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BTC
|
Thông tư liên tịch hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm đã qua chế biến, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn
|
4
|
TCVN 5653:1992
|
Tiêu chuẩn về bao bì thương phẩm_Túi chất dẻo
|
5
|
TCVN 5527:1991
|
Tiêu chuẩn về bao bì thương phẩm _ Hộp carton phẳng
|
6
|
TCVN 4734 : 1989
TCVN 4736 - 89
|
Giấy in, giấy bao gói, bao bì: Danh mục chỉ tiêu chất lượng
|
7
|
TCVN 4869 : 1989
|
Bao bì vận chuyển và bao gói: Phương pháp thử độ bền nén
|
8
|
TCVN 4871 : 1989
|
Bao bì vận chuyển và bao gói: Phương pháp thử va đập khi rơi tự do
|
9
|
TCVN 4872 : 1989
|
Bao bì vận chuyển và bao gói: Phương pháp thử va đập khi lật nghiêng
|
10
|
TCVN 4873 : 1989
|
Bao bì vận chuyển và bao gói: Phương pháp thử độ bền rung
|
11
|
TCVN 4874 : 1989
|
Bao bì vận chuyển có hàng: Phương pháp thử độ bền phun nước
|
12
|
TCVN 5118 : 1990
ISO 3676 - 1983
|
Bao gói. Cỡ kích đơn vị đóng gói: Kích thước
|
13
|
TCVN 5119 : 1990
ST SEV 5780 - 86
|
Bao gói: Phương pháp chuẩn bị mẫu để xác định vi sinh vật
|
14
|
TCVN 6405 : 1998
ISO 780 : 1997 ( E )
|
Bao bì - Ký hệu bằng hình vẽ cho bao bì vận chuyển hàng hóa = Pakaging - Pictorical making for handling goods
|
15
|
TCVN 6406 : 1998
|
Sử dụng bao bì trong sản xuất - Yêu cầu chung về an toàn = Use of industrial pakages - General safety requirements
|
16
|
TCVN 166 - 64
|
Hộp sắt dùng cho đồ hộp
|
17
|
TCVN 5117 : 1990
ISO 6590 - 1983
|
Bao gói, bao đựng bằng giấy: Thuật ngữ và kiểu
|
18
|
TCVN 5512-1991
|
Bao bì vận chuyển. Thùng cactong đựng hàng thủy sản xuất khẩu
|
19
|
TCVN 3214 : 1979
|
Đồ hộp. Bao bì vận chuyển bằng cáctông
|
20
|
TCVN 2217 : 1977
|
Tài liệu thiết kế: Quy tác trình bày bản vẽ bao bì
|
21
|
TCVN 4869 : 1989
|
Tiêu chuẩn về bao bì vận chuyển và bao gói: Phương pháp thử độ bền nén
|
22
|
TCVN 4870 : 1989
|
Tiêu chuẩn bao bì vận chuyển và đóng gói: Phương pháp thử va đạp ngang
|
23
|
TCVN 4871 : 1989
|
Tiêu chuẩn bao bì vận chuyển và đóng gói: Phương pháp thử va đạp khi rơi tự do
|
24
|
TCVN 4872 : 1989
|
Tiêu chuẩn về bao bì vận chuyển và bao gói: Phương pháp thử va đập khi lật nghiêng
|
25
|
TCVN 4873 : 1989
|
Tiêu chuẩn về bao bì vận chuyển và đóng gói: Phương pháp kiểm tra độ bền rung
|
26
|
TCVN 4874 : 1989
|
Tiêu chuẩn bao bì vận chuyển có hàng: Phương pháp thử độ bền phun nước
|
Vân Thảo