Ứng dụng ngân hàng số tại Việt Nam phát triển mạnh trong nhiều năm gần đây
Thanh toán số tại Việt Nam 4 năm gần đây đều được duy trì mức tăng trưởng 40%, và được coi là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh về ứng dụng ngân hàng số.
Theo đó, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã công bố danh sách Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2023 vào ngày 20/3. Vietnam Report nghiên cứu và công bố hoạt động này từ năm 2012.
Đến cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước thống kê, ngành ngân hàng đã đầu tư hơn 15.000 tỉ đồng cho hoạt động chuyển đổi số. Trong 4 năm gần đây, tăng trưởng về thanh toán số tại Việt Nam được duy trì ở mức 40%, là một trong những nước tăng trưởng nhanh về ứng dụng ngân hàng số.
Sự phát triển của chuyển đổi số trong những năm qua đã được các ngân hàng tận dụng đầu tư cộng nghệ số, nhằm biến nó trở thành lực đẩy mạnh nhất cho tăng trưởng của ngành trong thời gian tới.
Hầu hết các ngân hàng tham gia khảo sát của Vietnam Report đều cho biết chuyển đổi số có tác động rõ rệt đến lợi nhuận hoặc hiệu quả hoạt động của mình so với năm trước. Có tới 71,4% ngân hàng nhận định số hóa mang lại tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh cũng như hiệu suất của ngân hàng, 28,6% còn lại ghi nhận những tác động mạnh từ chuyển đổi số trong năm qua.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2022, ngành ngân hàng đã đầu tư hơn 15.000 tỉ đồng cho hoạt động chuyển đổi số
Các doanh nghiệp cho biết điện toán đám mây (cloud computing) là công nghệ được đánh giá có mức độ tương quan lớn nhất đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng với 4,4 điểm/thang điểm 5.
Các ngân hàng cũng tin tưởng rằng, với năng lực số hóa như hiện nay, thời gian tới sẽ còn tiếp tục cải thiện thông qua khả năng khai thác các ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất như AI, máy học, blockchain… góp phần gia tăng trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy các sản phẩm tài chính mới.
Vấn đề đặt ra ở đây, khi số hóa bùng nổ, ứng dụng mọi mặt của lĩnh vực tài chính thì cũng đòi hỏi những hành lang pháp lý rõ ràng. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý và chính sách, xúc tiến sửa đổi bổ sung nhiều văn bản quy phạm pháp luật như sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng, sửa đổi nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, kiến nghị Quốc hội ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động tài chính ngân hàng…
Tuy nhiên, vẫn còn một số những quy định hiện hành về giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, định danh và xác thực khách hàng điện tử, chia sẻ dữ liệu, bảo mật thông tin khách hàng… cần phải rà soát, điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh mới.
https://khoahocphothong.vn/ (ntptuong)