7 nguyên tắc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
ISO 9001 được ban hành từ năm 1987 và đã trải qua 4 lần soát xét, hoàn thiện từ phiên bản ISO 9000 năm 1987; ISO 9001:1994; ISO 9001:2000; ISO 9001:2008 và ISO 9001:2015 là phiên bản cập nhật mới nhất hiện nay. Tên đầy đủ của tiêu chuẩn là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
Tiêu chuẩn ISO 9001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 - Bộ tiêu chuẩn quốc tế được duy trì bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), có mục tiêu trợ giúp các tổ chức xây dựng, áp dụng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực. Trong đó, ISO 9001 được xem là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất của bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
ISO 9001 là tiêu chuẩn đưa ra các nguyên tắc, nguyên lý và yêu cầu để thiết lập được hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp và áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp không phân biệt quy mô hay loại hình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ.
ISO 9001 ban hành từ năm 1987 và đã trải qua 4 lần soát xét, hoàn thiện từ phiên bản ISO 9000 năm 1987; ISO 9001:1994; ISO 9001:2000; ISO 9001:2008 và ISO 9001:2015 là phiên bản cập nhật mới nhất hiện nay. Tên đầy đủ của tiêu chuẩn là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. (Ảnh minh họa)
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 bao gồm 7 nguyên tắc:
Nguyên tắc 1: Hướng theo khách hàng. Đây là nguyên tắc quan trọng, đảm bảo rằng tổ chức có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu, thậm chí là vượt cả những mong đợi của khách hàng. Khách hàng là yếu tố cốt lõi trong hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ khó tồn tại nếu không mang lại giá trị cho khách hàng.
Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo. 7 nguyên tắc quản lý chất lượng được phát huy tối đa hiệu hiệu quả khi có sự giám sát và tác động của ban lãnh đạo. Trong nguyên tắc này lãnh đạo cần phát huy vai trò của mình, xây dựng hướng đi có sự đồng nhất giữa mục tiêu đã đề ra với quá trình thực hiện nhiệm vụ, xây dựng tầm nhìn dài hạn để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Việc quản lý ISO sẽ không đạt hiệu quả nếu chính sách không được định hướng cụ thể và rõ ràng.
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người. Doanh nghiệp không có sự phối hợp đồng lòng của các thành viên thì rất khó đảm bảo quy trình được diễn ra suôn sẻ. Vì vậy, nguyên tắc quản lý này thể hiện rằng sự kết nối và đồng lòng của các thành viên chính là chìa khóa giúp quá trình hoạt động trong doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả.
Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình. Mục đích của nguyên tắc này là đảm bảo sự tối ưu hiệu quả trong sản phẩm đầu ra của mỗi quy trình, đạt mục tiêu đã đề ra. Quy trình được thiết lập rõ ràng cũng là điều kiện giúp doanh nghiệp phân bố hợp lý nguồn nhân lực cần thiết cho từng công đoạn, tiết kiệm thời gian cũng như tối thiểu hóa lãng phí và sản phẩm dư thừa.
Nguyên tắc 5: Cải tiến. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu về trải nghiệm dịch vụ cũng cao hơn, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi theo chiều hướng tốt hơn để có thể tiếp tục duy trì và tồn tại. Doanh nghiệp có thể cải tiến ở nhiều mặt khác nhau như: chính sách quản lý, hoạt động kinh doanh, quy trình, thiết bị, công nghệ, nguồn nhân lực…
Nguyên tắc 6: Quyết định dựa trên bằng chứng. Trước khi có quyết định xử phạt hay kỷ luật một cá nhân nào, cần phải xem xét kỹ càng nguyên nhân và sai sót dẫn đến tình trạng này. Chỉ nên ra quyết định khi có bằng chứng rõ ràng và đủ thuyết phục. Những bằng chứng này được hiểu là toàn bộ tài liệu, sự việc, con người có thể phản ánh và thể hiện cho một thông điệp nào đó. Những dữ liệu này cần được thu thập với tính chính xác và tin cậy cao.
Nguyên tắc 7: Quản lý các mối quan hệ. Nguyên tắc cuối cùng này đòi hỏi sự phát huy hiệu quả của các mối quan hệ tích cực cả bên trong và ngoài tổ chức. Doanh nghiệp cần thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với đối tác, bởi họ là những người trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.