SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

TCVN 13562-1:2022 yêu cầu đối với lợn Móng Cái

[28/03/2025 13:54]

​​​​​​​Lợn Móng Cái là giống vật nuôi có sức đề kháng bệnh tốt, ít khi bị các bệnh truyền nhiễm do đó khi lai tạo giống lợn này nên tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13562-1:2022 để mang lại giá trị kinh tế cao.

Lợn Móng Cái là giống lợn có nguồn gốc từ khu vực thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Do có các đặc tính ưu việt hơn lợn ỉ nên giống lợn này nhanh chóng phát triển ra các vùng lân cận. Ở miền Bắc, hiện lợn Móng Cái dùng làm nái nền chủ yếu để lai với lợn đực ngoại như Đại Bạch, Yorkshire cho sản phẩm con lai dùng để nuôi lấy thịt.

Theo giới chuyên môn, lợn Móng Cái là giống vật nuôi nguồn gốc hoang dã, được thuần hóa về chăn nuôi tại gia đình. Điểm nổi bật của giống lợn này là có sức đề kháng bệnh tốt, ít khi bị các bệnh truyền nhiễm, chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt. Chất lượng thịt lợn khá nổi bật nhờ một số đặc tính: Da mỏng, thịt mềm, ngọt giòn, không ngấy, giàu dinh dưỡng.

Đồng thời, khả năng sinh sản của giống lợn này cũng được đánh giá cao, bình quân mỗi con lợn nái có thể sinh sản 2 lứa/năm, 12 con/lứa; con sữa 40 ngày đạt 68kg/lứa... Tuy nhiên do lợn Móng Cái là giống lợn quý bản địa do phương pháp nuôi truyền thống kém hiệu quả, năng suất thấp, nên đàn lợn dần suy giảm, dần lai tạp với các giống lợn khác, mất đi tính thuần chủng.

Lợn Móng Cái mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi. Ảnh minh họa

Hiện nay các ngành chức năng, nhà chuyên môn đang tìm tòi, nghiên cứu giải pháp khôi phục lại giống vật nuôi thuần chủng, phát triển lại đàn lợn Móng Cái. Tuy nhiên để đảm bảo việc lai tạo giống lợn Móng Cái đem lại hiệu quả thì việc tuân theo các hướng dẫn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13562-1:2022 về Lợn giống bản địa- Phần 1: Lợn Móng Cái do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố là điều cần thiết.

Tiêu chuẩn này yêu cầu kỹ thuật đối với lợn Móng Cái nuôi để làm giống phải có ngoại hình cân đối, nhanh nhẹn, đầu to, mặt nhăn, cổ ngắn, vai nở, tai nhỏ, mõm bẹ, lưng võng, bụng hơi xệ, hông và mông nở, đuôi dài, gốc đuôi to, chân to, vững chắc, móng chân tròn, khít đi bằng ngón chân.

Về màu sắc lông, da thì trên đầu, lưng và mông phải có lông và da màu đen, giữa trán có một điểm màu trắng hình cái nêm. vai có dải lông da trắng, kéo dài xuống toàn bộ phần bụng và 4 chân tạo cho phần đen ở lưng và hông có hình yên ngựa. Giữa phần đen và trắng có một đường viền mờ có da trắng, lông đen. Đối với lợn giống đực để sinh sản phải có dương vật phát triển bình thường, dịch hoàn cân đối, lợn cái có trên 10 vú đều, nổi rõ, không có vú kẹ hay lép.

Các chỉ tiêu kỹ thuật về khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị từ 60 đến 240 ngày tuổi được quy định cụ thể: Khả năng tăng khối lượng trung bình trong cả giai đoạn trung bình trong cả giai đoạn không nhỏ hơn 350g/ngày; tiêu tốn thức ăn không lớn hơn 4,0kg khối lượng; dộ dày mỡ lưng không lớn hơn 25 mm.

Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn đực phối trực tiếp thì tỷ lệ thụ thai không lớn hơn 85%; số con đẻ ra còn sống không nhỏ hơn 10 lứa; Khối lượng trung bình lợn con sơ sinh không nhỏ hơn 0,55kg.

Đối với lợn cái hậu bị các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng từ 60 đến 240 ngày tuổi yêu cầu khả năng tăng khối lượng không nhỏ hơn 300g/ngày; tiêu tốn thức ăn tăng khối lượng không lớn hơn 4,0kg.

Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái yêu cầu tuổi đẻ lứa đầu không lớn hơn 350 ngày; số con đẻ ra cong sống không nhỏ hơn 11 ổ; số con cai sữa không nhỏ hơn 19 con/năm; khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh không nhỏ hơn 5,5kg. Việc xác định các chỉ tiêu kỷ thuật được quy định tại tiêu chuẩn này.

https://vietq.vn (tnxmai)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ