Tiền Giang: Chọn lọc làm thuần giống lúa than đặc sản
Với mục tiêu chọn lọc làm thuần giống lúa than đặc sản có hàm lượng protein cao, amylose thấp bằng phương pháp điện di protein đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu và tiêu dùng, thích nghi điều kiện canh tác địa phương, đề tài “Chọn lọc làm thuần giống lúa than đặc sản” do Ths. Lê Hữu Hải làm chủ nhiệm, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cai Lậy chủ trì thực hiện đã được Hội đồng KH&CN tỉnh nghiệm thu.
Ảnh minh họa
Sau hơn 3 năm triển
khai nhóm thực hiện đã tuyển chọn được giống lúa than đặc sản (đặt tên là lúa
cẩm Cai Lậy) với những đặc điểm như:
- Có thời gian sinh
trưởng thuộc nhóm cực ngắn ngày: 80-85 ngày (gieo sạ) và 90-95 ngày (cấy);
- Năng suất khá cao và ổn định, vụ Hè Thu đạt năng suất 4-5 tấn/ha và vụ Đông
Xuân đạt 5-6 tấn/ha, trong điều kiện thâm canh cao có thể đạt năng suất 6-7
tấn/ha;
- Chống chịu sâu
bệnh ở mức chấp nhận (kháng đạo ôn, nhiễm rầy nâu);
- Gạo có thể được
xem là loại gạo đặc sản (hạt thon dài, gạo lứt màu đen tuyền; giá trị cao hơn
hẳn so với gạo trắng: hàm lượng protein cao (9-10%), hàm lượng amylose thấp
(13-14%), cơm mềm, dẻo, có mùi thơm đặc trưng, chứa nhiều chất khoáng, chất xơ
hòa tan, vitamin nhóm B và đặc biệt có chứa hàm lượng cao chất anthycyamin.
- Lúa cẩm Cai Lậy
rất thích hợp cho những vùng sản xuất thâm canh 3 vụ lúa/năm của tỉnh Tiền
Giang và cho năng suất ổn định ở cả 3 vụ: Đông Xuân, Hè Thu sớm và Hè Thu chính
vụ.
- Với điều kiện canh
tác tốt và được bao tiêu, giống lúa cẩm Cai Lậy có thể mang lại lợi nhuận cao
hơn so với các giống lúa thường.
Sản lượng lúa cẩm
Cai Lậy được Cty TNHH ADC bao tiêu với giá cao hơn 1,5 lần so với giá lúa hạt
dài (đạt chứng nhận GlobalGAP) và 1,35 lần trong sản xuất thông thường. Trung
bình qua 3 vụ cho thấy, việc sản xuất lúa cẩm Cai Lậy mang lại lợi nhuận cao
hơn sản xuất lúa OM3536 trung bình 6.718.000 đồng/ha/vụ, giúp tăng lợi nhuận
cho người trồng lúa.
TC Hoạt động KH, 8/2012 (dtphong)