Nơi thắp lên ngọn lửa hoài bão khoa học - công nghệ ngành mỏ
Cách đây 40 năm, ngày 24-10-1972, Viện Khoa học - Công nghệ Mỏ - Vinacomin được thành lập (tiền thân là Phân viện nghiên cứu Khoa học - kỹ thuật Than), đánh dấu sự ra đời của một tổ chức khoa học và công nghệ chuyên ngành trong lĩnh vực công nghiệp mỏ.
Giàn chống tự hành
Vinaalta do Viện Khoa học - Công nghệ Mỏ - Vinacomin triển khai tại lò chợ cơ
giới hóa mỏ than Vàng Danh (Quảng Ninh). |
Trong chặng đường 40 năm phát triển, đây là nơi thắp lên ngọn lửa của ước
mơ tương lai, những hoài bão khoa học, khát vọng đem tri thức xây dựng ngành mỏ
và góp sức xây dựng Viện thành một cơ quan nghiên cứu khoa học đầu ngành về mỏ.
Những công trình tiêu biểu
Với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, xây
dựng và triển khai thực hiện những công trình đổi mới công nghệ, áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từ ngày thành lập đến nay, Viện đã phối hợp các
đơn vị trong Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), từng bước nâng
cao trình độ kỹ thuật công nghệ và phát triển vững chắc ở hầu hết các lĩnh vực:
công nghệ khai thác; tuyển, chế biến, sử dụng than và khoáng sản; phát triển điện,
năng lượng, vật liệu mới; kỹ thuật tự động hóa; chế tạo máy móc, thiết bị điện,
an toàn; bảo vệ môi trường, v.v. tạo ra nhiều sản phẩm, nguyên nhiên liệu phục
vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế của đất nước.
Trong năm năm qua (2008 - 2012), Viện
đã triển khai thực hiện hàng loạt các đề tài, dự án nghiên cứu và chuyển giao
công nghệ, tư vấn, thiết kế, các dự án liên doanh liên kết, tổng thầu EPC, thầu
khai thác,...
Về lĩnh vực sàng tuyển, chế biến, sử
dụng than và khoáng sản, Viện đã phát triển xây dựng và hoàn thiện công nghệ
tuyển than bằng công nghệ huyền phù tự sinh, huyền phù tang quay với quy mô
công suất 300 - 650 nghìn tấn/năm cho các mỏ vùng Quảng Ninh, hoàn thiện công
nghệ sản xuất và đốt nhiên liệu huyền phù than nước từ than antraxit,... Viện
phối hợp các đơn vị sản xuất than nghiên cứu, thiết kế và đưa vào hoạt động hệ thống
vận chuyển người, vật tư, thiết bị trong hầm lò bằng mô-nô ray kết hợp đầu tàu
đi-ê-den tại Nam Mẫu và Hà Lầm; hệ thống vận tải liên tục bằng băng tải tại Nam
Mẫu, Quang Hanh; hệ thống băng tải ống vận chuyển than Mạo Khê, v.v. Các công
trình này đi vào hoạt động đã phục vụ đắc lực cho sản xuất than, nâng cao hiệu
quả, bảo đảm an toàn, cải thiện điều kiện cho người lao động và giảm ô nhiễm
môi trường. Trong quá trình thực hiện các đề tài, dự án, hoạt động dịch vụ
chuyển giao công nghệ và sản xuất, kinh doanh, Viện đã phối hợp các đối tác
nghiên cứu thiết kế, chế tạo nhiều sản phẩm để chủ động cung cấp trang thiết
bị, vật tư cho các công trình, nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm chi phí cho các
đơn vị sản xuất. Một số sản phẩm chủ yếu có thể kể đến như dàn chống tự hành Vinaalta
tại mỏ Vàng Danh và Nam Mẫu, giá khung thủy lực di động ở các mỏ hầm lò, thiết
bị máy tuyển cho các dây chuyền tuyển than; thiết bị điện phòng nổ và an toàn
tia lửa; phối hợp Công ty Z121 nghiên cứu, chế tạo thành công kíp nổ vi sai phi
điện an toàn, sử dụng được trong môi trường có khí mê-tan; cung cấp hàng nghìn
tấn sản phẩm chất nhũ tương nền và thuốc nổ nhũ tương rời cho các đơn vị hóa
chất mỏ phục vụ công tác nổ mìn các mỏ lộ thiên.
Quyết sách bứt phá
Ðể đạt được những thành công trong
hoạt động khoa học-công nghệ, trở thành một đơn vị nghiên cứu triển khai hàng
đầu, Viện đã tìm tòi, nghiên cứu và chuẩn bị những quyết sách có tính bứt phá
về phương thức làm ăn mới phù hợp tình hình thực tế. Viện xây dựng mô hình hoạt
động theo cơ chế quản lý, điều hành tập trung nhằm tăng cường năng lực để tham
gia thực hiện các chương trình khoa học - công nghệ lớn của ngành, điều phối và
chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm yêu cầu về tiến độ và chất lượng; xây
dựng các quy chế quản lý điều hành,... Cùng với việc hoàn thành tốt các nhiệm
vụ khoa học-công nghệ Nhà nước và ngành giao hằng năm, giải quyết thành công
nhiều vấn đề khoa học - công nghệ trọng điểm, phức tạp của ngành than - khoáng
sản, chủ động nghiên cứu đón đầu, tạo ra nhiều sản phẩm khoa học-công nghệ có
chất lượng tốt, Viện đặc biệt quan tâm công tác đổi mới, mở rộng, đa dạng hóa
lĩnh vực hoạt động để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các đơn vị trong ngành
về đổi mới và phát triển khoa học-công nghệ. Theo đó, đẩy mạnh chuyển giao các
sản phẩm khoa học - công nghệ vào sản xuất bằng nhiều hình thức như thực hiện
tổng thầu EPC; mở rộng liên kết với các đơn vị sản xuất, sử dụng công nghệ và
thiết bị mới do Viện đề xuất theo các hình thức; tăng cường công tác tư vấn
thiết kế xây dựng mỏ mới, nâng công suất mỏ; tham gia đầu tư, góp vốn với một
số công ty.
Trong thời gian tới, Viện đã xác định
các nhiệm vụ trọng tâm, tiếp tục đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khoa học, đề
tài, dự án nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khai
thác, chế biến than - khoáng sản bảo đảm chất lượng và tiến độ có hàm lượng
khoa học cao và ứng dụng trong thực tiễn sản xuất đạt hiệu quả. Mặt khác, đổi
mới công nghệ tại các mỏ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, an toàn lao động, giảm
tổn thất tài nguyên, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc; tập trung giải
quyết dứt điểm các công trình tư vấn thiết kế, nghiên cứu chuyển giao công nghệ
có quy mô lớn; đa dạng hóa phương thức triển khai, đưa các sản phẩm khoa học -
công nghệ vào thực tiễn sản xuất theo mô hình tổng thầu EPC, liên danh áp dụng
tiến bộ kỹ thuật mới, tham gia đầu tư góp vốn,...
Với bề dày 40 năm xây dựng và phát
triển, các công trình nghiên cứu khoa học áp dụng trong sản xuất mang lại hiệu
quả kinh tế to lớn, Viện đang trong quá trình xây dựng và phát triển, thực hiện
chức trách nghiên cứu tư vấn, chuyển giao công nghệ trên con đường đổi mới và
phát triển ngành than - khoáng sản một cách bền vững.
Những phần
thưởng cao quý
Trong 40 năm qua, nhiều công trình
nghiên cứu của Viện Khoa học - Công nghệ Mỏ - Vinacomin đã được trao Giải thưởng
"Sáng tạo khoa học-công nghệ Việt Nam" (VIFOTEC), Giải thưởng Nhà nước
về khoa học - công nghệ và nhiều giải thưởng khác. Viện vinh dự được Ðảng,
Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng ba
(năm 1992); Huân chương Lao động hạng nhì (năm 1997); Huân chương Lao động
hạng nhất (năm 2002); Huân chương Ðộc lập hạng ba (2007). Nhân dịp kỷ niệm 40
năm Ngày thành lập, Viện vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý:
Huân chương Ðộc lập hạng nhì.
|
Theo http://www.nhandan.org.vn (nthieu)