Đánh giá KH&CN là một hoạt động còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Để đánh giá được KH&CN đòi hỏi phải tích lũy kinh nghiệm từ rất lâu và am hiểu nhiều lĩnh vực khác chứ không phải là KH&CN.
Việc đánh giá KH&CN sẽ
giúp việc thực hiện các chiến lược KH&CN tốt hơn bởi các nhà hoạch định
chính sách, quản lý chương trình, cán bộ nghiên cứu biết được các chương trình
KH&CN hoạt động có hiệu quả không, kết quả được mong đợi như thế nào; điểm
mạnh; điểm yếu, cơ hội; thách thức đới với hệ thống KH&CN; nhu cầu và vấn
đề ưu tiên cần được cải tiến… Hoạt động đánh giá còn giúp cải thiện kết quả
hoạt động đổi mới KH&CN của của một tổ chức.
Hệ thống đánh giá
KH&CN của Việt Nam hiện cũng đã có khung pháp lý là Luật KH&CN và các
văn bản quy định hiện hành về việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm
vụ KH&CN, thẩm định về mặt KH&CN với các dự án đầu tư, chương trình
phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng cho đến nay, ngoài các quy trình đánh giá,
thẩm định ở các tổ chức KH&CN, mới chỉ có duy nhất VISTEC_ Viện đánh giá
Khoa học và Định giá Công nghệ (thành lập từ 2005) là một cơ quan chuyên biệt
có chức năng nghiên cứu phương pháp và tổ chức thực hiện đánh giá hoạt động
KH&CN. Điều này khác với các quốc gia phát triển, với nhiều tổ chức đánh
giá hoạt động theo cơ chế thị trường (đánh giá theo đơn đặt hàng của các đơn vị
khác có nhu cầu). Vì vậy việc phát triển
hệ thống đánh giá KH&CN ở Việt Nam là rất cần thiết nhằm tạo cơ
chế cạnh trong trong hoạt động đánh giá KH&CN.