Tìm “nguồn” đầu tư cho khoa học - công nghệ
Trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công nghệ được xem là một trong những vũ khí chiến lược để đảm bảo DN phát triển nhanh và bền vững. Vì thế dù khó khăn, Chính phủ cũng đã dành nhiều ngân sách để hỗ trợ DN phát triển khoa học - công nghệ (KH-CN) - tuy nhiên nguồn ngân sách thì có hạn. Để tăng cường công tác nghiên cứu KH-CN, theo các chuyên gia cần có thêm cơ chế thu hút nhiều nguồn lực ngoài xã hội tham gia.
KH-CN những hiệu
quả không thể không kể tới
Trong
nông nghiệp, nhờ đổi mới công nghệ nông dân đã có các giống lúa mới năng suất
cao, ngắn ngày, kháng rầy nâu, có các biện pháp canh tác hiện đại từ phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, tưới tiêu khoa học đến kỹ thuật sau thu hoạch, chế biến.
Nhờ thế, gạo Việt Nam
thời gian qua luôn đứng trong top đầu thế giới về xuất khẩu.
Ở
lĩnh vực công nghiệp, nhờ đổi mới công nghệ, nhiều DN, tập đoàn, tổng công ty
không những nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn đưa DN mình gia nhập các top
chuyên ngành trên thế giới. Đơn cử như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã hạ thủy thành
công giàn khoan tự nâng 90m nước. Đây là niềm tự hào cho Việt Nam khi trở thành
một trong ba nước châu Á và là một trong 10 nước trên thế giới tự thiết kế chi
tiết, lắp dựng thành công giàn khoan tự nâng đạt chuẩn quốc tế.
Không
chỉ vậy, nhờ tích cực đổi mới công nghệ, Nhà máy Thủy điện Sơn La đã được đưa
vào vận hành sau khi các kỹ sư, chuyên gia, công nhân Việt Nam thực hiện thành
công khối lượng công việc lớn nhất từ trước đến nay và tự đảm nhận từ tư vấn, thiết
kế đến sản xuất thiết bị, thi công..., áp dụng thành công nhiều giải pháp, kỹ
thuật công nghệ mới. Ngoài ra, còn nhiều sản phẩm công nghiệp khác của Việt Nam đã chiếm
lĩnh thị trường trong nước lẫn thế giới nhờ đổi mới công nghệ như trong công
nghiệp đóng tàu, công nghiệp ôtô, xe máy, công nghiệp điện (máy biến áp thế 3
pha 500 Kv) …
Nhận
thấy hiệu quả mang lại của việc đầu tư vào nghiên cứu KH-CN nên thời gian qua,
nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn đã tích cực thành lập quỹ phát triển KH-CN.
Tập đoàn Viettel giai đoạn 2010-2011 dành gần 2.500 tỷ đồng thành lập quỹ, Tập đoàn
Dầu khí quốc gia cũng dành khoảng 2.000 tỷ đồng để lập quỹ…
Dẫu
vậy…
Bởi
nhiều nguyên nhân, việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới vào sản
xuất kinh doanh thời gian qua diễn ra không đồng đều ở các DN, nhất là ở các DN
nhỏ và vừa. Tổng cục Thống kê cho biết, trên 93% DN thuộc loại nhỏ và siêu nhỏ có
nguồn lực hạn chế về vốn, nên hầu hết tập trung vào việc đổi mới công nghệ hơn
là các hoạt động triển khai nghiên cứu. Còn hơn 30% DN Việt Nam đến nay vẫn
chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động KH-CN và hầu hết trong chiến
lược phát triển của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước vẫn chưa có chiến lược
phát triển KH-CN. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng không
quan tâm tới nghiên cứu và phát triển KH-CN vì đã được thực hiện tại công ty
mẹ. Việc lập quỹ đổi mới công nghệ tại DN cũng chưa trở thành điều kiện bắt
buộc nên chưa tác động đến nhận thức của lãnh đạo DN trong thành lập quỹ. Bên
cạnh đó DN lại thiếu nhiều thông tin về các chính sách của Nhà nước hỗ trợ
trong hoạt động đầu tư nghiên cứu KH-CN, thiếu thông tin về công nghệ, thiết bị
công nghệ nên khó khăn trong xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư đổi mới công
nghệ…
Thêm
đó, theo Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân, hoạt động KH-CN tại Việt Nam thời gian
qua chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, ngân sách dành cho KH-CN của Việt Nam
chỉ khoảng 0,5% GDP. Tỷ lệ này tương đương với mức trung bình các nước trên thế
giới. Nhưng do GDP Việt Nam
thấp nên giá trị 0,5% không cao, năm 2012 chỉ khoảng 700 triệu USD, còn rất nhỏ
bé.
Sao
cho hiệu quả cao hơn?
Năm
2013, Chính phủ vẫn xem việc đầu tư vào KH-CN là quốc sách, là động lực phát
triển kinh tế - xã hội nên sẽ có thêm chính sách hỗ trợ các DN thuộc mọi thành
phần kinh tế đầu tư nghiên cứu đổi mới công nghệ, làm chủ các công nghệ then
chốt, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, ưu tiên cho các
DN nhỏ và vừa. Bộ trưởng Bộ Nguyễn Quân cho rằng, nếu tiếp tục chỉ sử dụng từ
nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho nghiên cứu KH-CN, hoạt động nghiên cứu
KH-CN tại Việt Nam sẽ vẫn dẫm chân tại chỗ. Vì thế Việt Nam phải đổi
mới bằng cách huy động nguồn lực từ xã hội. Để làm được điều đó Chính phủ nên
sớm ban hành thêm một số cơ chế hỗ trợ cho mọi thành phần kinh tế tham gia.
TS
Hùng đề xuất để hoạt động nghiên cứu KH-CN thêm phát triển từ năm 2013, Nhà
nước nên dành kinh phí hỗ trợ cho các nhà khoa học công nghệ đi khảo sát thực
tế tại DN để có những nghiên cứu khả thi sát thực tế kinh doanh. Liên hiệp các Hội
KH-KT Việt Nam có thể thực hiện vai trò “cầu nối” giữa nhà KH-CN và DN, tập hợp
nhu cầu nghiên cứu, đổi mới công nghệ của DN. Ngoài ra, Chính phủ cũng nên hỗ
trợ một phần kinh phí cho các đề tài, dự án KH-CN của DN, nên đưa toàn bộ ngân
sách cho việc thực hiện các nhiệm vụ KH-CN vào Quỹ Phát triển KH-CN. Các DN
cũng nên thành lập quỹ đổi mới công nghệ và được toàn quyền sử dụng quỹ này
theo nhu cầu, hàng năm chỉ báo cáo tình hình chi tiêu và hoạt động KH-CN của
quỹ cho các cơ quan chức năng./.