SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tuyển chọn các vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học nhằm kiểm soát bệnh cháy lá, đốm vằn và cháy bìa lá lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long

[21/01/2013 08:56]

Ngày 16 tháng 01 năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ tổ chức Hội đồng khoa học xét chọn đề tài: “Tuyển chọn các vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học nhằm kiểm soát bệnh cháy lá, đốm vằn và cháy bìa lá lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long” do Tiến sĩ Lê Minh Tường, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.

Mục tiêu đề tài nhằm tuyển chọn và định danh được các vi sinh vật bản địa có lợi thích ứng với điều kiện sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); xây dựng qui trình sản xuất chế phẩm sinh học để kiểm soát hiệu quả bệnh cháy lá, đốm vằn và cháy bìa lá trên lúa; xây dựng qui trình ứng dụng chế phẩm sinh học để kiểm soát hiệu quả bệnh cháy lá, đốm vằn và cháy bìa lá trên lúa.

DSC02983.JPG

TS. Lê Minh Tường trình bày nội dung đề tài- Ảnh: N.Hieu

Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (21/01/2013) ]
Tuyển chọn các vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học nhằm kiểm soát bệnh cháy lá, đốm vằn và cháy bìa lá lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
[ Số lần xem: 6 ]
Ngày 16/01/2013, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ đã tổ chức Hội đồng khoa học xét chọn đề tài: “Tuyển chọn các vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học nhằm kiểm soát bệnh cháy lá, đốm vằn và cháy bìa lá lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long” do Tiến sĩ Lê Minh Tường, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.

Mục tiêu đề tài nhằm tuyển chọn và định danh được các vi sinh vật bản địa có lợi thích ứng với điều kiện sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); xây dựng qui trình sản xuất chế phẩm sinh học để kiểm soát hiệu quả bệnh cháy lá, đốm vằn và cháy bìa lá trên lúa; xây dựng qui trình ứng dụng chế phẩm sinh học để kiểm soát hiệu quả bệnh cháy lá, đốm vằn và cháy bìa lá trên lúa.

TS. Lê Minh Tường trình bày nội dung đề tài - Ảnh: N.Hieu


Nội dung chính của nghiên cứu gồm:

1) Tuyển chọn các vi sinh vật có lợi từ địa phương có khả năng kiểm soát một số bệnh quan trọng trên lúa (cháy lá, đốm vằn, cháy bìa lá);

2)  Xác định khả năng kích thích tăng trưởng của các tác nhân sinh học đã tuyển chọn đối với cây lúa;

3)  Định danh và khảo sát một số đặc điểm sinh học của một vài tác nhân có triển vọng nhất trong phòng trừ sinh học và kích thích tăng trưởng của cây lúa;

4) Khảo sát một số cơ chế sinh hóa liên quan đến khả năng kiểm soát bệnh và kích thích tăng trưởng của các tác nhân sinh học tuyển chọn;

5) Nghiên cứu quy trình sản xuất sản phẩm sinh học có thể ứng dụng trong thực tế nhằm kiểm soát một số bệnh hại quan trọng trên cây lúa, đồng thời kích thích tăng trưởng cho cây lúa phát triển tốt;

6)  Xây dựng qui trình ứng dụng sản phẩm thử nghiệm trong quản lý các bệnh quan trọng trên lúa

7)  Thực hiện các mô hình trình diễn sản xuất lúa có ứng dụng sản phẩm thử nghiệm từ kết quả nghiên cứu đạt được trong quản lý một số bệnh quan trọng trên lúa.

8)  Kết quả đạt được sẽ tiến hành chuyển giao cho nông dân và cán bộ kỹ thuật tại địa phương ứng dụng vào thực tế.

Sản phẩm chính dự kiến của đề tài sẽ tạo vi sinh vật có lợi trong việc kiểm soát một số bệnh hại quan trọng trên lúa và kích thích tăng trưởng cho cây lúa; mẫu sản xuất chế phẩm thử nghiệm trên hộ nông dân.

Kết quả đạt được góp phần giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất và chất lượng từ đó làm tăng thu nhập cho nông dân canh tác lúa, thúc đẩy sự phát triển diện tích canh tác lúa theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái và an toàn cho sức khỏe của người canh tác và người tiêu dùng; đây sẽ là sản phẩm hữu ích trong việc quản lý một số bệnh hại quan trọng trên lúa, đồng thời giúp nông dân dần dần thay đổi tập quán chỉ áp dụng biện pháp hóa học trong phòng trị bệnh hại lúa.

Đề tài đã được Hội đồng khoa học đánh giá cao về tính mới, tính độc đáo và đặc biệt là tính sáng tạo có ý nghĩa thân thiện với môi trường. Dự kiến đề tài sẽ được chia thành 2 giai đoạn và giai đoạn 1 được nghiệm thu khi kết thúc nội dung nghiên cứu thứ 4.

Một số hình ảnh buổi  xét chọn  đề tài:

DSC03024.JPG

Toàn cảnh buổi  xét chọn đề tài- Ảnh: N.Hieu

DSC03041.JPG

TS. Trần Ngọc Nguyên – Giám đốc Sở KH&CN TP Cần Thơ làm Chủ tịch Hội đồng - Ảnh: N.Hieu

 DSC03034.JPG

GS. TS. Nguyễn Bảo Vệ - Chủ tịch Hội Liên hiệp các Hội KHKT TP Cần Thơ (trái) và PGs. TS Cao Ngọc Điệp – TP. TN Viện NC & Phát triển Công nghệ Sinh học, Đại học Cần Thơ.- Ảnh: N.Hieu

DSC03011.JPG

PGs. TS. Phạm Văn Kim – Nguyên Giảng viên khoa NN&SHƯD, Đại học Cần Thơ (trái) và Ths. Nguyễn Thị Kiều – P. Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ- Ảnh: N.Hieu

Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ